Đề xuất đưa lãi suất tiền gửi VND về 0% là thiếu khoa học

Trà My |

Mới đây, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) có đề xuất gửi Chính phủ đưa lãi suất tiền gửi VND dần về mức 0%. Đề xuất được đưa ra dựa trên đánh giá mức lãi suất tiền gửi và cho vay của Việt Nam vẫn ở mức cao so với khu vực và là bất lợi lớn cho doanh nghiệp và người dân thuộc đối tượng thu nhập thấp và trung bình. Ý kiến này của VAFI đưa ra vấp phải nhiều phản đối của các chuyên gia.

TS. Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế cho rằng đây là đề xuất thiếu cả cơ sở và tính khả thi vì 5 nguyên nhân

Thứ nhất, việc so sánh với lãi suất danh nghĩa quốc tế là khập khiễng bởi lẽ mức độ rủi ro của Việt Nam cao hơn so với đa số các nước trong khu vực, trong mẫu so sánh (ví dụ, Việt Nam xếp hạng BB theo S&P (Mỹ), trong khi đó của Indonesia, Philippine là BBB, Thái Lan (BBB+), Malaysia (A-), Trung Quốc (A+), Hàn Quốc (AA), Singapore (AAA)…). Theo quy luật kinh tế - tài chính, rủi ro cao thì lãi suất phải cao hơn (để bù đắp rủi ro đó).

Thứ hai, lạm phát Việt Nam cao hơn nhiều so với quốc tế và khu vực. Năm nay, dự báo lạm phát của Việt Nam khoảng 3,5%, trong khi toàn cầu khoảng 2,8%, Trung Quốc 1,8% và ASEAN-4 khoảng 2%. Chính vì vậy, người dân có kỳ vọng gửi tiền vào ngân hàng, được hưởng lãi suất ít nhất là cao hơn tỷ lệ lạm phát để hưởng lãi suất dương, không bị "mất tiền" một cách vô hình.

Thứ ba, giả sử lãi suất tiền gửi VND là 0% trong khi lạm phát vẫn khoảng 3,5%, liệu người dân có mặn mà gửi tiền vào ngân hàng trong khi có nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Khi đó, hệ thống ngân hàng thiếu tiền gửi, vừa hứng chịu rủi ro thanh khoản, vừa không có đủ tiền để đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Qua đó, hệ thống tài chính - tín dụng có thể bị rối loạn và doanh nghiệp thiếu vốn đầu tư kinh doanh, lấy đâu ra nguồn lực để tăng trưởng, để bảo đảm công ăn việc làm…

Thứ tư, lãi suất tiền gửi quá thấp, người dân, doanh nghiệp sẽ mang tiền đi đầu tư vào những kênh khác như bất động sản, chứng khoán, vàng, tiền kỹ thuật số… vừa rủi ro hơn vừa thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Hơn 5 tháng đầu năm nay đã xảy ra tình trạng này; tiền gửi ngân hàng chỉ tăng khoảng 3%, tín dụng tăng 5%, trong khi dòng tiền cá nhân đổ vào chứng khoán, bất động sản... cao hơn nhiều.

Cuối cùng, giả sử dòng tiền đó chảy vào thị trường chứng khoán thi các doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, do không có tài sản đảm bảo, chủ yếu là tín chấp nên sẽ phải trả lãi suất khá cao (khoảng 10 - 12%/năm, cao hơn so với đi vay ngân hàng khoảng 1 - 3%/năm). Như vậy, liệu đây có phải là bài toán huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp?

Đồng quan điểm trên, TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế cho rằng “đề xuất của VAFI là kỳ khôi, thiếu khoa học”

Thứ nhất, đề xuất được đưa ra mang nhiều tính chủ quan của VAFI. Muốn đánh giá lãi suất cao hay thấp giữa các quốc gia phải có sự đánh giá tương đương về GDP và CPI.

Đối với những nước kém phát triển, đang tăng trưởng mạnh thường có tăng trưởng GDP và CPI cao thì lãi suất tiền gửi và vay luôn luôn cao hơn so với các nước phát triển thường có tăng trưởng GDP và CPI thấp. Khi so sánh mà không giữa trên mối tương quan giữa GDP và CPI thì việc so sánh là khập khiễng khiến nhận định không chính xác.

Thứ hai, mức lãi suất 0% được đưa ra không dựa trên lý thuyết hoặc quan sát nào từ thế giới. Trên thực tế mức lãi suất 0% chỉ có ở góc độ của các ngân hàng trung ương (NHTW) các quốc gia trong những giai đoạn thuộc về suy thoái, lạm phát âm, chẳng hạn như giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008.

Khi đó hoạt động sản xuất kinh doanh giảm, GDP tăng trưởng âm, lạm phát âm, từ đó để kích thích dòng tiền đi vào sản xuất kinh doanh thì một số NHTW như Fed, ECB hay BOJ mới đưa ra một giai đoạn ngắn là lãi suất tái chiết khấu 0%.

Lãi suất này là lãi suất của Ngân hàng Trung ương chứ không phải lãi suất của ngân hàng thương mại để khuyến khích người dân, tổ chức đưa tiền vào hoạt động đầu tư.

Ở đây, dường như VAFI đang lấy lãi suất này làm mức lãi suất của các ngân hàng thương mại và đưa vào bối cảnh của Việt Nam khi GDP dự kiến tăng trưởng 5,5%, thấp nhất cũng trên 3%, hiện nay GDP 6 tháng đã đạt 5,8% cùng với lạm phát ước đạt 4%.

Trên thế giới không có ngân hàng thương mại nào lãi suất 0%, đã có sự nhầm lẫn giữa chính sách của NHTW và lãi suất của ngân hàng thương mại. Thứ ba, nếu xét về lý thuyết về kinh doanh tiền tệ, lãi suất là giá cả của thị trường mua bán vốn. Hệ thống ngân hàng thương mại bản chất là những tổ chức kinh doanh trong thị trường vốn, có người mua và người bán. Ngân hàng thương mại sẽ mua vốn từ những người có tiền gửi và bán vốn cho những người có nhu cầu vay (huy động và tín dụng) và đã là mua bán thì phải có giá mà ở đây là lãi suất.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng “Một đề xuất không hợp lý với môi trường tài chính ở Việt Nam”

Hậu quả khi đưa lãi suất về 0% là tạo ra sự rối loạn trên thị trường tài chính, tạo ra nhiều rủi ro trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán và các lĩnh vực khác nữa. Như vậy, nếu lãi suất bồi thường cho rủi ro bằng 0 thì rủi ro phải bằng 0. Điều này không thể thực hiện ở Việt Nam lúc này vì các ngân hàng đều có tỷ lệ rủi ro nhất định. Hiện chỉ có trái phiếu chính phủ, trong nội địa Việt Nam mới có rủi ro bằng 0, còn công cụ tài chính của các định chế tài chính khác đều có độ rủi ro. Giả sử chúng ta áp dụng lãi suất bằng 0% trong khi lạm phát khoảng 3,5%, với mức độ làm phát như vậy thì người gửi tiền nhận lãi suất thực -3,5%. Như vậy người ta sẽ rút tiền để đầu tư kênh khác như chứng khoán, vàng, thậm chí cả buôn lậu ngoại tệ, hay các kênh đầu tư phi chính thức như tiền ảo, sàn giao dịch đa cấp. Việc này sẽ tạo ra sự mất thanh khoản tức thì cho hệ thống ngân hàng, gây nên sự rối loạn hệ thống tài chính.

Trà My
TIN LIÊN QUAN

Dòng tiền 63.000 tỉ đồng của Kho bạc Nhà nước giúp lãi suất hạ nhiệt

Lam Duy |

Ngân hàng Nhà nước cho hay, lãi suất vay mượn giữa các ngân hàng trong tuần thứ 2 của tháng 6 giảm nhiệt ở hàng loạt kỳ hạn.

Ngân hàng phải công khai mức lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp mùa COVID-19

Hương Nguyễn |

Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, NHNN yêu cầu từng ngân hàng căn cứ năng lực, khả năng tài chính của mình để tính toán thực hiện giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và các biện pháp hỗ trợ khác, đồng thời công khai công bố mức lãi suất hỗ trợ, các biện pháp, chính sách hỗ trợ để người dân, doanh nghiệp được biết.

Lãi suất giữa các ngân hàng lập đỉnh, vượt năm 2020

Lam Duy |

Lãi suất vay mượn vốn giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục tăng và hiện đã cao hơn mức trung bình của năm 2020.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.