Đề xuất ghi âm cuộc tư vấn bảo hiểm của ngân hàng: Không phải là giải pháp gốc rễ

ĐÌNH TRƯỜNG |

Nhiều ý kiến đang đặt ra xung quanh đề xuất tổ chức tín dụng phải ghi âm và lưu trữ cuộc tư vấn bảo hiểm trong ít nhất 5 năm. Liệu đây đã là giải pháp căn cơ, xử lý tận gốc chuyện ngân hàng ép khách mua bảo hiểm mới được vay vốn hay chưa?

Ghi âm và lưu trữ ít nhất 5 năm 

Bộ Tài chính cho biết, đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn một số điều và biện pháp thi hành Luật Kinh doanh bảo hiểm. Trong đó, đáng chú ý là vấn đề mua bảo hiểm khi vay vốn ngân hàng. Cụ thể, tại Điều 26 yêu cầu đối với việc cung cấp sản phẩm bảo hiểm qua đại lý là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (gọi chung là TCTD) phải đảm bảo toàn bộ nội dung tư vấn sản phẩm bảo hiểm phải được ghi âm và lưu tại TCTD trong thời hạn ít nhất 5 năm.

Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng yêu cầu đối với các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện kiểm tra độc lập nội dung cung cấp thông tin và tư vấn của nhân viên TCTD trước khi quyết định phát hành hợp đồng, trong đó, phải có nội dung để kiểm tra việc khách hàng tham gia sản phẩm bảo hiểm là trên cơ sở tự nguyện.

Doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo chất lượng tư vấn bảo hiểm của các nhân viên của TCTD, kịp thời phối hợp với TCTD để kiểm tra, rà soát, xử lý các khiếu nại của khách hàng liên quan đến việc tư vấn của nhân viên của TCTD và xử lý vi phạm (nếu có).

Có thực sự hiệu quả?

Góp ý về vấn đề trên, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc đưa ra quy định để khắc phục những bất cập bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng là cần thiết. Tuy nhiên, các nội dung của dự thảo chưa thực sự rõ ràng và rất khó để áp dụng trên thực tế.

Cụ thể, quy định về việc phải ghi âm toàn bộ nội dung tư vấn và lưu trữ trong thời hạn ít nhất 5 năm thì các doanh nghiệp khi tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua tin nhắn, email sẽ phải thực hiện ghi âm như thế nào? Việc doanh nghiệp bảo hiểm phải kiểm tra độc lập nội dung tư vấn, trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư, sẽ được thực hiện theo hình thức nào (gặp trực tiếp, gọi điện, email, hay tin nhắn... ); các nội dung kiểm tra là gì (các câu hỏi nào); việc kiểm tra này có cần lưu lại biên bản, hồ sơ hay ghi âm không?

Từ những câu hỏi trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo quy định rõ hơn các nội dung trên để tạo thuận tiện cho quá trình thực hiện.

Ngày 5.12, trao đổi với PV Báo Lao Động, TS Trần Nguyên Đán - Giảng viên bộ môn bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính (Đại học Kinh tế TPHCM) cho biết, kênh ngân hàng bán bảo hiểm là một kênh rất quan trọng, ở các nước Châu Âu chiếm tới trên 70% so với các kênh phân phối khác. Tuy nhiên, cách tiếp cận, tư vấn trong nhiều trường hợp đang có vấn đề.

"Có nhiều trường hợp, cách tiếp cận, tư vấn bảo hiểm của ngân hàng đã làm sai từ gốc. Một kênh rất quan trọng nhưng ngân hàng lại không bán nó một cách đúng đắn. Họ chỉ ép khách hàng vay là có tiền, như vậy là làm sai. Nguyên tắc của hợp đồng bảo hiểm nếu không dựa trên sự tự nguyện thì hợp đồng đó vô hiệu. Và nhiều hợp đồng bảo hiểm hiện đang không dựa trên nhu cầu thực của khách hàng" - chuyên gia bảo hiểm bày tỏ ý kiến.

Ngoài ra, theo TS Trần Nguyên Đán, trong khi kênh đại lý bảo hiểm thông thường không cần ghi âm nội dung tư vấn cho khách hàng thì việc yêu cầu nhân viên ngân hàng phải làm vậy sẽ tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các kênh phân phối.

Đồng thời, hiện nay, các công ty bảo hiểm đều có tổng đài để thực hiện cuộc gọi xác nhận khách hàng đã được tư vấn về các quyền lợi, điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Ngoài ra, các ngân hàng cũng có thể sử dụng biểu mẫu in sẵn, khách hàng có thể ký xác nhận đã được tư vấn đầy đủ hoặc không.

Do đó, việc yêu cầu ghi âm cuộc tư vấn mới chỉ giải quyết được phần "ngọn", về mặt hình thức. Vấn đề quan trọng nhất, theo TS Trần Nguyên Đán, cơ quan quản lý phải định nghĩa được những hành vi ép khách hàng mua bảo hiểm để từ đó có biện pháp xử lý.

ĐÌNH TRƯỜNG
TIN LIÊN QUAN

Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức cấp xã

Bảo Hân |

Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cán bộ, công chức cấp xã được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTBXH.

Quy định thời gian công tác trước 1.1.1995 được tính hưởng bảo hiểm xã hội

Phương Minh |

Bạn đọc hỏi: Tôi là giáo viên mầm non, công tác từ năm 1986 - tháng 5.2021, thời gian công tác trong ngành là 36 năm 8 tháng. Năm 2015, tôi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng (sau thời tuyển dụng vào biên chế nhà nước), vậy tôi có được tính thời gian công tác là giáo viên mầm non trước ngày 1.1.1995 để tính hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) không?

Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm xã hội sau khi kí hợp đồng lao động

QUANG MINH |

Cơ quan Bảo hiểm xã hội giải đáp thắc mắc của bạn đọc liên quan đến cách tính thời điểm đóng bảo hiểm xã hội.

Nước rút, nắng lên, người dân Yên Bái tất bật về nhà sau bão lũ lịch sử

Trần Bùi |

Sáng 12.9, nước đã rút, những tia nắng đầu tiên xuất hiện, người dân thành phố Yên Bái bắt đầu tập trung tìm kiếm những gì còn sót lại và vệ sinh nhà cửa.

Xảy ra 70 sự cố đê điều tại 11 tỉnh/thành

Khương Duy |

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cho biết, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3. Cả nước xảy ra 70 sự cố đê điều.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...

Gia cố nhiều điểm xung yếu dọc sông Lô

Việt Bắc |

Trong khi vị trí vỡ đê tại Tuyên Quang đang chờ được khắc phục, nhiều vị trí xung yếu khác dọc sông Lô đoạn qua Phú Thọ cũng khẩn trương được gia cố.