Dịch vụ OTT đang được "bảo hộ ngược"?

Dạ Thảo |

Những người làm việc trong lĩnh vực truyền hình, truyền thông... ở Việt Nam đang lo ngại trước làn sóng dịch vụ cung cấp nội dung đa phương tiện nước ngoài "vô tư" vào Việt Nam mà không phải chịu thuế cũng như bị kiểm soát về nội dung.

"Ung dung" vào thị trường Việt

Trong hội thảo về chuyển đổi số trong lĩnh vực truyền hình và dịch vụ nội dung số được tổ chức mới đây, ông Trần Văn Úy – Tổng giám đốc của SCTV, Chủ tịch Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam) – cho rằng, các dịch vụ OTT (chỉ chung dịch vụ đa phương tiện, nội dung... trên nền tảng internet) xuyên biên giới đang cung cấp tại Việt Nam không đóng, lách nhiều loại thuế.

Trường hợp được ông Úy đơn cử là Netflix, đang cung cấp các gói phim trực tuyến tại Việt Nam với mức giá từ 220-260 ngàn đồng/thuê bao/tháng, nhưng không đóng các loại thuế nhà thầu và thuế nhập khẩu.

Ông Úy còn chỉ ra, trường hợp như quảng cáo của Heineken trên sản phẩm bản quyền phát sóng giải bóng đá Champions League, được cài sẵn trên nội dung từ nước ngoài, “bia Heineken bán ào ào tại Việt Nam nhưng Việt Nam không thu được đồng thuế giá trị gia tăng nào từ quảng cáo này”.

Netflix là trường hợp mới nhất của một dịch vụ OTT xuyên biên giới cung cấp vào Việt Nam có doanh thu nhưng lại không đóng thuế. Các dịch vụ có cùng tình trạng này rất phổ biến tại Việt Nam trong nhiều năm qua chính là Facebook và Google, cùng chia nhau đến hơn 70% thị phần quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, với doanh thu hàng năm lên đến vài trăm triệu USD.

Trong khi đó, Netflix bắt đầu vào thị trường Việt Nam từ năm 2016 thông qua phương thức cung cấp dịch vụ xuyên biên giới như Facebook và Google, hiện có hơn 300.000 thuê bao tại Việt Nam, cung cấp các nội dung phim trong đó có nội dung đã lồng tiếng Việt.

Cũng tại hội thảo, theo ông Nguyễn Ngọc Lanh - Phó giám đốc VTC Digital, Nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam; tuy nhiên hiện nay, các dịch vụ truyền hình OTT cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam lại chưa thực hiện trách nhiệm về thuế và các qui định về quản lí nội dung.

Buộc đóng thuế được không?

Vấn đề các dịch vụ OTT xuyên biên giới không đóng thuế tại Việt Nam đã được đề cập đến hàng chục năm qua. Điển hình, ông Lê Hồng Minh – CEO của Cty VNG, đã nhiều lần đặt ra vấn đề này một cách bức xúc, vì tình trạng này vô hình chung tạo ra sự “bảo hộ ngược” cho doanh nghiệp nước ngoài, trong khi lại khiến doanh nghiệp Việt gặp muôn vàn khó khăn ngay trên sân nhà.

Ông Trần Văn Úy - Tổng giám đốc SCTV - phát biểu (ảnh cắt từ clip).
Ông Trần Văn Úy - Tổng giám đốc SCTV - phát biểu (ảnh cắt từ clip).

Netflix chỉ là một cái tên được nêu ra tiếp theo, với số lượng thuê bao tại Việt Nam ngày càng gia tăng và nguồn thu từ thị trường Việt Nam cũng ngày một lớn.

Nhìn rộng ra khi nền kinh tế số ngày càng phát triển với qui mô lên đến hàng hàng trăm tỉ USD tại khu vực Đông Nam Á. Việt Nam trở thành một trong những thị trường trọng điểm của khu vực với qui mô nền kinh tế số lên đến 33 tỉ USD vào năm 2025, các dịch vụ xuyên biên giới trong đó có dịch vụ nội dung và truyền hình cung cấp vào Việt Nam cũng ngày càng nhiều.

Nhưng trên thực tế, để thu thuế đối với các nhà cung cấp dịch vụ kinh tế số vào thị trường Việt Nam nói chung và đối với dịch vụ nội dung số và truyền hình trực tuyến xuyên biên giới nói riêng lại không hề đơn giản.

Bởi ngày nay, về mặt công nghệ và cả vận hành, những nhà cung cấp này hoàn toàn có các giải pháp đáp ứng sự linh hoạt, gọn nhẹ nhằm giảm chi phí và gia tăng nguồn thu, lợi nhuận. Khi họ không mở pháp nhân kinh doanh tại Việt Nam và thậm chí văn phòng đại diện cũng không, việc “nắm tóc” họ dường như khó khả thi.

Trường hợp thu thuế đối với Uber Việt Nam là một điển hình về khó khăn xử lí vấn đề này mà nếu không có Grab Việt Nam đứng ra thu xếp thì chưa chắc đã thu hết được nợ thuế của Uber sau khi nhà cung cấp dịch vụ này hoàn toàn rút khỏi thị trường Việt Nam.

Dạ Thảo
TIN LIÊN QUAN

Sau YouTube, đến ứng dụng tỉ đô TikTok bị cảnh báo nội dung phản cảm

Thế Lâm |

Mới nhất, Tòa án Tối cao Ấn Độ hôm 15.4 đã bác đơn kháng án của TikTok yêu cầu tháo dỡ lệnh cấm tải xuống ứng dụng tại thị trường lớn thứ hai Châu Á. Lệnh cấm này được Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ (MeitY) đưa ra, theo đó yêu cầu các kho ứng dụng của Apple và Google xóa TikTok tại thị trường Ấn Độ.

Kênh “truyền hình... xôi lạc”

GIANG ANH |

Không mua bản quyền ASIAD 18, khán giả Việt Nam chỉ có thể xem U.23 Việt Nam thi đấu qua “web lậu”, có thể coi là “thua trắng trên sân nhà” của các đài truyền hình Việt Nam. Nó không chỉ được xem là thất bại mà còn là bài học, nỗi đau mà còn để lại nhiều hệ lụy…

Từ vụ không có bản quyền ASIAD 18: Tập thói quen trả tiền xem truyền hình

ĐĂNG HUỲNH |

Các đài không có được bản quyền ASIAD 18, và khán giả Việt đành xem “lậu” U.23 Việt Nam đá tại ASIAD 18. Phải nói thẳng, đây là thói quen xấu, chỉ là giải pháp tình thế và chuyện xem “lậu” không thể khuyến khích vì đây là một hành vi vi phạm bản quyền tràn lan, mất kiểm soát dẫn đến nhiều hệ lụy...

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Những món ăn giá bình dân hút khách ở Nam Định

Lương Hà |

Khám phá ẩm thực Nam Định, thực khách nhất định không thể bỏ lỡ những món ăn ngon, mức giá bình dân như: bánh mì pate, bún sung, phở 5.000 đồng,...

Chở 2 con qua cầu tràn, người mẹ bị nước cuốn trôi

QUANG ĐẠI |

Nghệ An – 3 mẹ con chở nhau trên xe đạp điện đi qua cầu tràn bị nước cuốn trôi làm người mẹ tử vong.

Thêm 1 tỉnh Tây Bắc công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Minh Nguyễn |

Sau Hòa Bình, tỉnh Sơn La tiếp tục công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Đề xuất nâng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp lên 75% là phù hợp

Bảo Hân |

Theo cán bộ công đoàn, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay cũng như quy định trong dự thảo 5 Luật Việc làm (sửa đổi) còn thấp; cần tăng mức hưởng để cuộc sống của người lao động mất việc đỡ vất vả, khó khăn.

Sau YouTube, đến ứng dụng tỉ đô TikTok bị cảnh báo nội dung phản cảm

Thế Lâm |

Mới nhất, Tòa án Tối cao Ấn Độ hôm 15.4 đã bác đơn kháng án của TikTok yêu cầu tháo dỡ lệnh cấm tải xuống ứng dụng tại thị trường lớn thứ hai Châu Á. Lệnh cấm này được Bộ Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ (MeitY) đưa ra, theo đó yêu cầu các kho ứng dụng của Apple và Google xóa TikTok tại thị trường Ấn Độ.

Kênh “truyền hình... xôi lạc”

GIANG ANH |

Không mua bản quyền ASIAD 18, khán giả Việt Nam chỉ có thể xem U.23 Việt Nam thi đấu qua “web lậu”, có thể coi là “thua trắng trên sân nhà” của các đài truyền hình Việt Nam. Nó không chỉ được xem là thất bại mà còn là bài học, nỗi đau mà còn để lại nhiều hệ lụy…

Từ vụ không có bản quyền ASIAD 18: Tập thói quen trả tiền xem truyền hình

ĐĂNG HUỲNH |

Các đài không có được bản quyền ASIAD 18, và khán giả Việt đành xem “lậu” U.23 Việt Nam đá tại ASIAD 18. Phải nói thẳng, đây là thói quen xấu, chỉ là giải pháp tình thế và chuyện xem “lậu” không thể khuyến khích vì đây là một hành vi vi phạm bản quyền tràn lan, mất kiểm soát dẫn đến nhiều hệ lụy...