Điều chỉnh 10 ngày một lần có chặn được sự biến động sốc của giá xăng?

Anh Tuấn |

Chu kỳ điều hành giá xăng dầu sẽ rút về 10 ngày (vào 1, 11 và 21 hàng tháng), thay vì 15 ngày như hiện nay. Giá xăng biến động trên 10% hoặc ảnh hưởng kinh tế, xã hội thì Bộ Công Thương phải báo cáo Thủ tướng.

Từ ngày 2.1.2022, giá bán lẻ xăng, dầu trong nước mỗi tháng điều chỉnh ba lần, tức 10 ngày một lần.

Thay đổi này nêu tại Nghị định 95/2021, sửa đổi bổ sung Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu vừa được Chính phủ ban hành ngày 1.11.

Theo đó, thời gian điều hành giá xăng dầu tăng lên 3 lần một tháng (ngày 1, ngày 11 và 21 hàng tháng), mỗi kỳ điều chỉnh giá cách nhau 10 ngày.

Các kỳ điều hành trùng ngày nghỉ, ngày lễ thì thời gian điều chỉnh giá lùi sang ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp kỳ điều hành trùng vào dịp Tết Nguyên đán, thời gian điều hành được lùi sang kỳ điều hành tiếp theo.

Mỗi tháng điều hành giá xăng 3 lần. Ảnh: Petrolimex
Mỗi tháng điều hành giá xăng 3 lần. Ảnh: Petrolimex

Ông Trần Duy Đông - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, đề xuất điều chỉnh giá xăng 10 ngày/lần là để sát hơn với giá biến động của thế giới.

Nếu trong 15 ngày mà giá thế giới có sự biến đổi rõ nét thì độ trễ điều hành trong nước chưa sát với tình hình thế giới và xét trong một số hiện tượng, nếu doanh nghiệp họ kỳ vọng giá tăng, sẽ có thể xảy ra hiện tượng găm hàng gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Do đó, để khắc phục, Bộ Công Thương đã sửa theo hướng rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng về 10 ngày/lần và có thêm biện pháp để trong trường hợp giá xăng dầu biến động bất thường quá lớn, chẳng hạn như 3-4 ngày mà ảnh hưởng tới kinh tế xã hội và nguồn cung thì liên Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, nhằm điều hành hợp lý.

Trao đổi với Lao Động về thời gian điều hành giá xăng dầu tăng lên 3 lần một tháng, một thương nhân kinh doanh đầu mối (đề nghị giấu tên) cho biết, thời gian qua, việc điều chỉnh xăng dầu theo chu kỳ 15 ngày, chu kỳ này quá dài, cho nên tốt nhất là hãy để thị trường tự điều tiết. Theo đó nhập tăng thì bán tăng, nhập giảm thì bán giảm. Còn nếu không được như vậy thì càng ngắn ngày càng tốt. "10 ngày điều chỉnh đã là dài", vị này khẳng định.

Theo thương nhân này, khi xăng dầu giảm mà không kịp thời điều chỉnh thì gây thiệt hại người tiêu dùng, còn khi tăng mà không kịp thời điều chỉnh thì làm khó cho doanh nghiệp.

Xăng tăng liên tục, nhiều áp lực 

Vừa qua, việc giá xăng dầu tăng cao liên tục khiến doanh nghiệp, người dân đều lo ngại. Giá xăng dầu tăng tạo áp lực lên sản xuất, tiêu dùng.

Tại kỳ điều chỉnh mới đây nhất (26.10), giá xăng E5 RON 92 tăng 1.430 đồng mỗi lít; xăng RON 95 tăng 1.460 đồng/lít. Các loại dầu cũng tăng cao, trong đó dầu diesel tăng 1.170 đồng/lít; dầu hỏa tăng 1.010 đồng/lít, dầu mazut tăng 120 đồng/kg. Mức tăng này là cao nhất từ đầu năm tới nay, đưa giá xăng trong nước cao nhất trong vòng nhiều năm trở lại đây.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho rằng, điều chỉnh về giá phải sử dụng công cụ thuế của Nhà nước đang quản lý. Trong bối cảnh giá xăng dầu tăng như gần đây thì cũng nên tính toán giảm thuế như nhập khẩu hoặc thuế về môi trường cũng nên tạm thời duy trì ở mức hợp lý.

Cũng theo đại biểu Cường, mức tăng như vừa qua chưa phải quá lớn so với thời điểm đỉnh cao của những năm trước đây.

Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay khi doanh nghiệp rất khó khăn, chúng ta đang phục hồi kinh tế thì giá xăng dầu tăng cao, tăng nhanh như vậy sẽ đẩy các chỉ số tăng giá của tất cả các ngành khác. Đặc biệt là tác động đến giao thông vận tải, du lịch… Trong khi đó, đây vốn là những ngành chịu tác động rất mạnh của dịch vừa qua.

"Do vậy, tôi cho rằng cần thiết giữ ổn định giá xăng dầu để ổn định, phục hồi kinh tế, kìm chế tăng giá các ngành khác. Ưu tiên nhất là nên xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu. Bên cạnh đó là can thiệp hiệu quả quỹ bình ổn, tăng như vậy thì bỏ trích lập", đại biểu Cường nhấn mạnh.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Từ đầu năm 2022, áp dụng quy định mới về công thức giá cơ sở xăng dầu

Ái Vân |

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3.9.2014 về kinh doanh xăng dầu, trong đó bổ sung Điều 38a về công thức giá cơ sở xăng dầu.

Giá xăng dầu lên cao nhất 7 năm qua, đại biểu Quốc hội đề nghị sớm bình ổn

Vương Trần |

Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TPHCM) đề nghị Chính phủ sớm xem xét can thiệp hỗ trợ, bình ổn giá xăng dầu. Vì giá xăng dầu tăng rất nhanh và chúng ta vẫn còn dư địa để bình ổn.

Sau xăng dầu, đến lượt giá thép, xi măng đồng loạt tăng mạnh

Anh Tuấn |

Các loại vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng lại đồng loạt tăng giá mạnh trong tháng 10 và chưa có dấu hiệu dừng lại.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.