Đồ án ga Hà Nội: Muốn “nuốt” đất vàng, cần “nới khung” phá lệ thế nào?

KH |

Việc mượn ga Hà Nội làm tâm điểm, đồ án đang gây tranh cãi khéo léo ôm trọn đất vàng thuộc 8 phường, trên 4 quận trung tâm. Để “cao ốc hoá” toàn bộ khu vực đất vàng này, Hà Nội đang đề nghị “xé rào, nới khung” thế nào?

Trong chính văn bản gửi 3 bộ Xây dựng, Giao thông Vận tải và Văn hoá Thể thao và Du lịch, UBND TP. Hà Nội thừa nhận đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực ga Hà Nội và phụ cận đề xuất các nội dung liên quan lĩnh vực quản lý của 3 bộ trên như chiều cao công trình xây dựng, dân số quy hoạch và một số nội dung trong đó vượt quá các khung quy hoạch đã khống chế, quy định trong các quy chế có liên quan.

Cụ thể, theo định hướng quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc công trình cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử TP. Hà Nội, thành phố không cho phép xây dựng công trình mới có nhà ở cao tầng.

Tuy nhiên, trong đồ án, UBND TP. Hà Nội lại kiến nghị xây dựng các công trình cao tầng mới với chiều cao tối đa lên tới 200m tại khu vực phía Tây Bắc hồ Linh Quang, thuộc khu vực nội đô lịch sử, gần với di tích quốc gia cấp đặc biệt Văn Miếu – Quốc tử Giám.

Việc xây hàng loạt cao ốc ở khu vực trung tâm này còn làm tăng quy mô dân số khu vực nội đô lịch sử trong đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt từ 800.000 người lên thành 824.000 người. Và thực tế, các chuyên gia dự đoán, quy mô dân số còn tăng cao hơn nhiều nếu khu vực này được cao ốc hoá và trở thành một dạng như khu đô thị cao cấp.

Ngoài ra, đề án cũng đã thay đổi hướng tuyến phố Quốc Tử Giám kéo dài kết nối với phố Lý Thường Kiệt so với đồ án quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô được Thủ tướng phê duyệt.

Các chuyên gia nhận định việc triển khai đồ án không chỉ “xé rào” đổi quy hoạch đã được phê duyệt mà còn phá vỡ cảnh quan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu di tích quốc gia đặc biệt quan trọng Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Bên cạnh đó, câu chuyện quanh đồ án này dường như còn ẩn chứa những lợi ích nhóm bởi việc cao ốc hoá khu đất vàng này sẽ mang lại siêu lợi nhuận cho các đơn vị tham gia.

KH
TIN LIÊN QUAN

Bão Krathon giật trên cấp 17 vào Biển Đông, thành bão số 5

AN AN |

Sáng sớm nay (1.10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía đông bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Nhật Bản thay lãnh đạo, mở thời mới

Ngạc Ngư |

Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) cầm quyền đã chọn lựa ông Shigeru Ishiba, 67 tuổi, làm chủ tịch mới của đảng, kế nhiệm ông Fumio Kishida.

Bóng chuyền nữ Việt Nam và bài toán về sự đầu tư

HOÀI VIỆT |

Bóng chuyền nữ Việt Nam tiếp tục ghi dấu ấn tại đấu trường châu Á. Từ những giải đấu quốc tế, chúng ta mới hiểu sự cần thiết về đầu tư trong bóng chuyền.

69 chuyến siêu du thuyền đến vịnh Hạ Long mùa du lịch mới

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Theo thống kê sơ bộ, trong mùa du lịch tàu biển mới 2024-2025, có khoảng 69 chuyến tàu biển siêu sang đăng ký đưa du khách đến vịnh Hạ Long.

Văn hóa, bối cảnh vùng cao mang đến làn gió mới cho phim Việt

Huyền Chi |

Bối cảnh bản địa, khai thác văn hóa vùng miền thổi một làn gió mới cho phim truyền hình Việt vốn quen thuộc với những câu chuyện hiện đại, gần gũi khán giả đại chúng.

Điện gió ngoài khơi vẫn cứ "xa bờ"

Cường Ngô |

Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu đến năm 2030, công suất điện gió ngoài khơi phải đạt 6.000 MW. Nhưng đến nay các dự án vẫn "giậm chân tại chỗ".

Người dân xóm lưới ở Cần Thơ trông mong mùa nước nổi

MỸ LY - NGÂN TÂM |

Cần Thơ - "Năm nào, chúng tôi cũng mong mau đến mùa nước nổi để có việc làm nhiều, tăng thu nhập” -một nhân công tại làng nghề đan lưới Thơm Rơm bày tỏ.

Chủ tàu du lịch Hạ Long lao đao sau bão Yagi

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Mặc dù hoạt động du lịch đã phục hồi sau bão Yagi, nhưng những chủ tàu du lịch TP Hạ Long bị chìm đắm vẫn gặp rất nhiều khó khăn.