Doanh nghiệp "3 tại chỗ" vẫn "mòn mỏi" chờ hỗ trợ vì... quá khó khăn

Cường Ngô |

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang thực hiện "3 tại chỗ" phản ánh về việc chưa nhận được hỗ trợ khi đề nghị chậm nộp thuế do nguồn tiền bị gián đoạn. Doanh nghiệp cũng cho rằng, chính sách hỗ trợ về giảm lãi suất chỉ ở mức 0,5% đến 1% là quá ít đối với họ.

Doanh nghiệp "3 tại chỗ" chưa nhận được hỗ trợ

Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam chi nhánh Cần Thơ vừa có báo cáo về việc thực hiện "3 tại chỗ" của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Theo đó, đối với mô hình "3 tại chỗ", đa số doanh nghiệp cho biết, chỉ hoạt động được 5-10% công suất, trong khi chi phí rất cao. Công nhân làm việc bị giảm năng suất do tinh thần không ổn định, căng thẳng, áp lực, đảm nhận công việc ở vị trí khác do thiếu hụt lao động.

Đáng chú ý, doanh nghiệp phản ánh về việc chưa nhận được hỗ trợ khi đề nghị chậm nộp thuế do nguồn tiền bị gián đoạn. Có tỉnh chậm thông báo về các ca dương tính khiến doanh nghiệp bị phong tỏa đột ngột.

Đối với các gói hỗ trợ, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận được hỗ trợ từ nghị quyết 68 của Chính phủ. Doanh nghiệp cũng cho rằng, chính sách hỗ trợ về giảm lãi suất chỉ ở mức 0,5% đến 1% là quá ít đối với họ.

Doanh nghiệp rối khi thực hiện mô hình “3 tại chỗ“. Ảnh: KQ
Doanh nghiệp rối khi thực hiện mô hình “3 tại chỗ“. Ảnh: KQ

Bà Phạm Nguyên Hạnh, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) cũng cho biết, nhiều doanh nghiệp trong Tập đoàn hiện đang thực hiện "3 tại chỗ" để duy trì sản xuất, song rất cầm chừng và cũng chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ trước đó do vướng mắc về hồ sơ, thủ tục.

Đơn cử, một số đơn vị có nhiều chi nhánh, nhà máy thành viên ở các địa phương khác nhau, nơi phải đóng cửa để thực hiện giãn cách, nhưng công ty mẹ lại có trụ sở chính ở địa bàn không có dịch bệnh.

Trong khi, thủ tục hành chính phải gắn với địa chỉ đóng trụ sở chính, như đóng bảo hiểm ở đâu thì quyền lợi được hưởng ở đó.

"Chẳng hạn Công ty Sợi Phú Bài có trụ sở chính tại Thừa Thiên - Huế, nhưng có chi nhánh nhà máy ở Hà Nội. Chi nhánh này không đủ điều kiện tổ chức sản xuất theo phương án "3 tại chỗ" nên phải dừng hoạt động nhưng không được giải quyết chính sách hỗ trợ", bà Hạnh dẫn chứng.

Kiến nghị hạ lãi suất cho vay về 3 - 4%/năm

Tương tự, trao đổi với Lao Động, ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Thuận Phước kiến nghị, Nhà nước nên rót tiền thẳng qua các công ty hoặc thông qua bảo hiểm xã hội để trả lương cho người lao động nghỉ việc.

Bởi các công ty nhỏ thì có thể tạm thời vay, nhưng với doanh nghiệp có quy mô lớn hàng nghìn công nhân mà trong một tháng có 2.000 công nhân nghỉ thì số lương phải trả là rất lớn.

Ông cũng kiến nghị hạ lãi suất cho vay về 3 - 4%/năm, bởi nếu vẫn giữ 7 - 8%/năm thì nhiều doanh nghiệp chấp nhận đóng cửa.

Đặc biệt, theo ông Lĩnh, thời điểm này, để khôi phục sản xuất, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng thì điều kiện tiên quyết vẫn là tiêm vaccine cho công nhân, người lao động.

“Trong đại dịch, chúng ta có hai mặt trận: Mặt trận chống dịch và sản xuất. Vừa qua, cả nước đã tập trung nhân lực, vật lực cho mặt trận chống dịch rồi, giờ nên tập trung cho mặt trận sản xuất. Tôi cho rằng, thời điểm này, Chính phủ nên ưu tiên vaccine cho mặt trận sản xuất. Với mặt trận này, ai là tuyến đầu thì phải tập trung ưu tiên trước.

Tuyến đầu của mặt trận này là những doanh nghiệp có sức ảnh hưởng lớn với nền kinh tế, có sức lan toả xã hội, có mối quan hệ hữu cơ, thuộc chuỗi liên kết với nông dân như lương thực, thực phẩm, nông sản…

Còn với doanh nghiệp FDI, tôi cho rằng, Chính phủ cũng nên cho phép họ tự tìm nguồn vaccine để tiêm cho công nhân của họ. Theo tôi biết, hiện nay có nhiều doanh nghiệp cũng có nguyện vọng như vậy", ông Lĩnh nói.

Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất "3 tại chỗ"

Theo Nghị quyết số 88/NQ-CP phiên họp Chính phủ trực tuyến toàn quốc với các địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao các bộ, ngành những nhiệm vụ trong tâm trong thời gian tới.

Trong đó, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình "3 tại chỗ", “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền quyết định các giải pháp gia hạn, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất... để tiếp tục hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục rút gọn.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Nên có bộ quy chuẩn chung, thay vì để các tỉnh tự quyết mô hình '3 tại chỗ"

Cường Ngô |

Thay vì để địa phương tự xây dựng mô hình sản xuất thay thế "3 tại chỗ", đại diện doanh nghiệp cho rằng, các bộ ngành cần xây dựng một bộ quy chuẩn, hướng dẫn chung, các địa phương dựa vào đó để áp dụng một cách chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình chung.

Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến"

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Hiến kế giải pháp thay thế "3 tại chỗ" giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất

Cường Ngô |

Sau một thời gian áp dụng, mô hình sản xuất "3 tại chỗ" ở một số nơi đã bộc lộ bất cập như thiếu cơ sở hạ tầng, chi phí gia tăng, chưa có quy định, hướng dẫn chưa cụ thể và có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng do không thể tiếp tục phương án này nếu kéo dài. Từ đó, nhiều hiến kế đã được đưa ra và đề nghị xem xét cho thực hiện.

4 đặc tính cần có của lãnh đạo thời chuyển đổi số

Hà Anh |

Sáng 4.10, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - trao đổi chuyên đề “Bàn về lãnh đạo thời chuyển đổi số”.

Bất ngờ lý do không đội mũ bảo hiểm của nam sinh lớp 9

Tô Thế |

Khi bị lực lượng CSGT Hà Nội dừng xe kiểm tra vì không đội mũ bảo hiểm, nam sinh lớp 9 tỏ ra bất ngờ.

Hiện trạng xuống cấp của hai công viên lớn ở quận Cầu Giấy

THÙY DƯƠNG |

Thời gian tới, quận Cầu Giấy (Hà Nội) sẽ dành nguồn lực cải tạo, sửa chữa một số công trình, bao gồm hai công viên lớn trên địa bàn là Cầu Giấy và Nghĩa Đô.

Thị trường bất động sản vẫn kém sắc

Bảo Chương |

TPHCM - Nguồn cung căn hộ ở mức thấp, thanh khoản yếu khiến thị trường bất động sản đang trong trạng thái kém sôi động.

Sai phạm của cựu Thư ký Thứ trưởng vụ chuyến bay giải cứu

Việt Dũng |

Cơ quan điều tra chỉ ra sai phạm của Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế - ở giai đoạn 2 vụ chuyến bay giải cứu nhưng không xử lý ở lần này.

Nên có bộ quy chuẩn chung, thay vì để các tỉnh tự quyết mô hình '3 tại chỗ"

Cường Ngô |

Thay vì để địa phương tự xây dựng mô hình sản xuất thay thế "3 tại chỗ", đại diện doanh nghiệp cho rằng, các bộ ngành cần xây dựng một bộ quy chuẩn, hướng dẫn chung, các địa phương dựa vào đó để áp dụng một cách chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình chung.

Đề xuất hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến"

VƯƠNG TRẦN |

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo mô hình “ba tại chỗ”, “một cung đường, hai điểm đến” để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19.

Hiến kế giải pháp thay thế "3 tại chỗ" giúp doanh nghiệp duy trì sản xuất

Cường Ngô |

Sau một thời gian áp dụng, mô hình sản xuất "3 tại chỗ" ở một số nơi đã bộc lộ bất cập như thiếu cơ sở hạ tầng, chi phí gia tăng, chưa có quy định, hướng dẫn chưa cụ thể và có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng do không thể tiếp tục phương án này nếu kéo dài. Từ đó, nhiều hiến kế đã được đưa ra và đề nghị xem xét cho thực hiện.