Doanh nghiệp dành hàng trăm tỉ đồng trữ sẵn hàng, kỳ vọng sức mua cuối năm

Cường Ngô |

Quý cuối cùng của năm 2023, các địa phương, doanh nghiệp sản xuất đã lên kế hoạch chuẩn bị nguồn cung hàng hóa cho dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Các doanh nghiệp cũng tung nhiều chương trình khuyến mãi, hy vọng sức bán hàng khởi sắc cuối năm.

Dành hàng trăm tỉ đồng để trữ sẵn hàng

Nhiều doanh nghiệp thời điểm này đã chuẩn bị xong nguyên liệu, bắt tay vào sản xuất hàng hóa phục vụ Tết Quý Mão 2023. Tại nhà máy sản xuất của Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan), một số dây chuyền đã "chạy" sản lượng cho cuối năm nay.

Trao đổi với Lao Động, ông Phan Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Vissan - cho biết, đến thời điểm này, sản lượng hàng hoá của doanh nghiệp giảm 10% so với cùng kỳ. Ông Dũng nhận định, sản lượng hàng hoá giảm là do kinh tế gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng bởi tác yếu tố không thuận từ bên trong và bên ngoài. Người tiêu dùng vẫn tiết kiệm chi tiêu và quan tâm nhiều đến giá cả hàng hóa.

Tuy nhiên, ông kỳ vọng từ giờ đến cuối năm, thị trường sẽ ấm lên. “Hiện nay, chúng tôi đã chuẩn bị ngân sách hàng trăm tỉ đồng để dự trữ, sản xuất hàng hoá cuối năm, hàng Tết. Để kích cầu tiêu dùng, chúng tôi sẽ duy trì các hoạt động khuyến mại theo hình thức cuốn chiếu. Các mặt hàng thực phẩm chế biến sẽ luân phiên được giảm giá đến 30%, thực phẩm tươi sống cũng sẽ giảm giá nhưng ở mức thấp hơn...” - ông Dũng nói.

Tương tự, đại diện siêu thị MM Mega Market (MM) cho biết, cuối năm sẽ còn nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kích thích sức mua. Việc giữ giá bán bình ổn, tăng khuyến mãi đối với hàng thiết yếu là phương án được ưu tiên xuyên suốt, trong đó nhiều mặt hàng có thể được áp dụng giảm giá 10 - 30%.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) - nhận định, 9 tháng năm 2023, tình hình thị trường trong nước về cơ bản tương đối ổn định, nguồn cung các hàng hóa trong nước được bảo đảm.

Riêng mặt hàng thóc gạo, do ảnh hưởng của thị trường thế giới, trong đó có việc ngừng xuất khẩu gạo của Ấn Độ nên giá thóc gạo trong nước đã tăng khá cao từ nửa cuối tháng 7 đến nay, tuy nhiên, nguồn cung thóc gạo cho thị trường trong nước vẫn được bảo đảm.

"Các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường vẫn luôn cam kết bán giá ổn định, hoặc thấp hơn thị trường 5-10%. Trong trường hợp tăng giá do chi phí vận chuyển, nguyên liệu... tăng, doanh nghiệp sẽ có báo cáo đến Sở Tài chính" - bà Nga cho hay.

Nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn hàng Tết, phục vụ người dân. Ảnh: Cường Ngọc
Nhiều doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn hàng Tết, phục vụ người dân. Ảnh: Cường Ngọc

Cần phát huy các đợt kích cầu tiêu dùng

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho biết, điều đầu tiên phải giải bài toán giữa sản xuất và phân phối tiêu dùng.

Theo ông, hàng hóa sản xuất hiện nay của chúng ta khá dồi dào, chất lượng được nâng cao một bước, tuy nhiên sự gắn kết giữa sản xuất phân phối còn lỏng lẻo, chia cắt, mang tính cục bộ, lợi nhuận trong chuỗi giá trị phân chia không công bằng, thiệt hại thường rơi vào người sản xuất của cải vật chất cho xã hội. Các chuỗi cung ứng ngắn tạo ra nhằm giảm chi phí ở khâu trung gian chưa được thiết lập nhiều.

Thứ hai, việc kiểm soát hàng hóa buôn lậu, gian lận thương mại tuy có cố gắng nhưng chưa đạt hiệu quả cao, người sản xuất kinh doanh chân chính bị thua thiệt. Mặt khác việc cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại nội địa còn thiếu bình đẳng, minh bạch, công khai.

Bên cạnh đó, giá cả hàng hoá thiết yếu bị đẩy lên cao do sự độc quyền của một số nhà bán lẻ, ở trên thị trường hiện nay mà hầu như chưa có những can thiệp của các hiệp hội, cơ quan quản lý Nhà nước. Chính những điều này đã làm hạn chế đáng kể việc kích cầu tiêu dùng.

Do vậy, để kiểm soát, điều hành giá mặt hàng thiết yếu trên thị trường, ông Phú cho rằng, cần phải phát huy các đợt kích cầu đã, đang và sẽ diễn ra từ nay trở đi, nhất là việc giảm thuế VAT. Đồng thời cần tạo thêm sức mua xã hội một cách bền vững.

Chính điều này sẽ tạo ra những đóng góp tích cực vào việc thực hiện kế hoạch lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2024 làm tiền đề cho sự phát triển sản xuất thương mại dịch vụ những năm tiếp theo.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp dệt may ở Bình Dương tặng thưởng cho công nhân mới

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, doanh nghiệp lĩnh vực hàng dệt may đang có nhu cầu tuyển dụng cả nghìn công nhân lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, thời điểm này, nhiều công nhân đã trở về quê, vì vậy các doanh nghiệp lo lắng khó tuyển lao động, có doanh nghiệp treo thưởng 3 triệu đồng cho công nhân mới.

Cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp trên hành trình đổi mới sáng tạo mở

Thạch Lam |

Đổi mới sáng tạo mở” là cụm từ nóng được nhắc tới nhiều thời gian qua. Giờ đây các doanh nghiệp không chỉ tự đổi mới sáng tạo trong phạm vi chính doanh nghiệp của mình, mà cần “bắt tay” nhau, đồng hành, cùng đưa ra giải pháp để đổi mới. Đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tập trung vào “thị trường ngách”, cung cấp các giải pháp mà tập đoàn, công ty lớn đang thiếu để tạo nên hệ sinh thái cùng phát triển. PV Báo Lao Động đã có buổi trò chuyện với ông Trần Văn Tùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xung quanh vấn đề này.

Vận động doanh nghiệp ủng hộ Gian hàng 0 đồng

LĐLĐ huyện Lục Ngạn |

Bắc Giang - Liên đoàn Lao động huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện ủng hộ sản phẩm, hàng hóa là hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, may mặc, sản phẩm nông nghiệp... để góp phần thực hiện tốt Gian hàng 0 đồng.

Đề nghị dừng hoạt động Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam

KHÁNH AN |

Bộ Thông tin và Truyền Thông vừa có văn bản đề nghị dừng hoạt động của Tạp chí Môi trường và Đô thị.

Hiệu trưởng nói nam sinh trong clip Long Biên chỉ lên an ủi vì cô giáo đang buồn

KHÁNH AN |

Hà Nội - Trường THPT Thạch Bàn (quận Long Biên) đã tạm đình chỉ giáo viên có hành động thân mật với học sinh ở trong lớp học.

Kiểm điểm Hiệu trưởng để xảy ra "tai tiếng" thu chi ở trường

Hoài Phương |

Lãnh đạo tỉnh Bình Định yêu cầu Sở GDĐT kiểm điểm trách nhiệm Hiệu trưởng các trường để xảy ra vi phạm thu chi vào đầu năm học, gây bức xúc trong dư luận.

Công đoàn hỗ trợ vé máy bay cho đoàn viên về quê đón Tết

Hà Anh |

Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐVN vừa ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

CLB Nam Định hòa đội Thái Lan tại Cúp C2 châu Á

NHÓM PV |

Câu lạc bộ Nam Định có thêm 1 điểm sau trận hòa 0-0 trước Bangkok United ở lượt trận thứ 2 tại Cúp C2 châu Á 2024-2025 tối 2.10.

Doanh nghiệp dệt may ở Bình Dương tặng thưởng cho công nhân mới

Đình Trọng |

Tại Bình Dương, doanh nghiệp lĩnh vực hàng dệt may đang có nhu cầu tuyển dụng cả nghìn công nhân lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, thời điểm này, nhiều công nhân đã trở về quê, vì vậy các doanh nghiệp lo lắng khó tuyển lao động, có doanh nghiệp treo thưởng 3 triệu đồng cho công nhân mới.

Cơ hội cho doanh nghiệp khởi nghiệp trên hành trình đổi mới sáng tạo mở

Thạch Lam |

Đổi mới sáng tạo mở” là cụm từ nóng được nhắc tới nhiều thời gian qua. Giờ đây các doanh nghiệp không chỉ tự đổi mới sáng tạo trong phạm vi chính doanh nghiệp của mình, mà cần “bắt tay” nhau, đồng hành, cùng đưa ra giải pháp để đổi mới. Đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tập trung vào “thị trường ngách”, cung cấp các giải pháp mà tập đoàn, công ty lớn đang thiếu để tạo nên hệ sinh thái cùng phát triển. PV Báo Lao Động đã có buổi trò chuyện với ông Trần Văn Tùng - nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xung quanh vấn đề này.

Vận động doanh nghiệp ủng hộ Gian hàng 0 đồng

LĐLĐ huyện Lục Ngạn |

Bắc Giang - Liên đoàn Lao động huyện Lục Ngạn đã chỉ đạo các công đoàn cơ sở vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện ủng hộ sản phẩm, hàng hóa là hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, may mặc, sản phẩm nông nghiệp... để góp phần thực hiện tốt Gian hàng 0 đồng.