Doanh nghiệp phát hành vốn ảo: Nguy hiểm như đưa hàng giả lên sàn

Lam Duy |

Lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước khẳng định đang trong quá trình điều tra các doanh nghiệp không có vốn mà phát hành, tăng vốn ảo.

Tại tọa đàm "Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp, kênh đầu tư sinh lời và tích sản" do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) phối hợp tổ chức ngày 18.11, ông Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch SSC cho biết trong hai tháng gần đây, Ủy ban tiến hành kiểm tra thực tế tại nhiều doanh nghiệp ngay sau khi tình hình dịch được kiểm soát.

Thực tế trong thời gian qua, hoạt động giám sát vẫn được SSC thực hiện dựa trên các báo cáo tài chính, phản ánh của các cơ quan báo chí thậm chí cả các tin đồn. Song do các hạn chế vì thực hiện giãn cách xã hội tại nhiều địa phương, cơ quan này không thể thực hiện kiểm tra tại thực địa.

Giữa năm 2021, dư luận xôn xao trước thông tin một doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hơn 500.000 tỉ đồng trong khi giám đốc sinh sống trong một ngôi nhà khá khiêm tốn. Ảnh: L.Đ
Giữa năm 2021, dư luận xôn xao trước thông tin một doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ hơn 500.000 tỉ đồng trong khi giám đốc sinh sống trong một ngôi nhà khá khiêm tốn. Ảnh: L.Đ

Phó Chủ tịch Phạm Hồng Sơn cho hay, hiện SSC đang trong quá trình điều tra các doanh nghiệp không có vốn mà phát hành. Dự kiến trong thời gian tới, danh sách các doanh nghiệp phát hành vốn ảo sẽ được công bố.

Trước đó, theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, SSC cũng tiến hành thành lập 10 đoàn công tác tới 10 công ty chứng khoán lớn trong hoạt động tư vấn phát hành trái phiếu để kiểm tra doanh nghiệp phát hành trái phiếu không đúng quy định.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp không phải công ty đại chúng nhưng vẫn phát hành ra công chúng cũng nằm trong diện kiểm tra và chuyển cho cơ quan chức năng.

Theo đánh giá của ông Phạm Hồng Sơn, đây là hiện tượng rất nguy hiểm, tương tự như đưa hàng giả lên sàn và dù không nhiều trên thị trường nhưng là những hạt sạn ảnh hưởng đến thị trường.

Theo đó, dù rủi ro thị trường là đương nhiên có, nhưng quan điểm của cơ quan quản lý là kỷ cương kỷ luật quan trọng nhất và việc siết kỷ luật kỷ cương sẽ hạn chế được những rủi ro. Ông Phạm Hồng Sơn cho rằng, đây là điều mang lại niềm tin cho thị trường, hướng đến nâng hạng thị trường mà trong đó tiêu chí công khai minh bạch được đánh giá rất quan trọng.

Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi, tới đây, thị trường sẽ cần tiếp tục xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ ngành giám sát các vi phạm, đảm bảo các trường hợp vi phạm được phát hiện kịp thời, nghiêm minh để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các thành viên thị trường.

SSC trước đó đã phối hợp với các cơ quan chức năng, nhưng sẽ cần phối hợp chặt chẽ hơn, đặc biệt với các vi phạm hình sự. Đại điện SSC khẳng định tới đây sẽ có các tiêu chí giám sát rõ ràng, đồng thời, phân thành các tuyến cụ thể để tăng cường giám sát.

Lam Duy
TIN LIÊN QUAN

CEO công ty "500 ngàn tỉ" tuyên bố sẽ kiếm 1 tỉ USD năm 2022

Minh An |

Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh - Giám đốc của doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 500 nghìn tỉ đồng gây sóng gió dư luận trong thời gian vừa qua đã livestream để “giải đáp thắc mắc” của dư luận về một loạt siêu công ty của mình.

"Cần điều tra doanh nghiệp đăng ký vốn 500 ngàn tỉ"

Tùng Thư |

Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc và quản lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Mỹ và Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lên đến 500 ngàn tỉ đồng (hơn 20 tỉ USD) cũng là “hàng hiếm” trên thế giới. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết chỉ có ngân hàng hoặc các đại công ty trên thế giới mới có vốn lớn như vậy.

Cẩn trọng với những doanh nghiệp đăng ký vốn trăm ngàn tỉ

Tùng Thư |

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Nhiều người nghĩ rằng vốn điều lệ cao có thể coi như một bản lý lịch đẹp của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đó. Do vậy, thường có tâm lý chủ quan trong giai đoạn tìm hiểu đối tác, để đến khi ký kết hợp đồng rồi mới nhận ra đối tác của mình không “mạnh” đến thế”.

Miễn nhiệm Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang

Vân Trường |

Sáng 8.10, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021-2026, tổ chức kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề).

Choáng váng khi giá đất nền vùng ven Hà Nội "nhảy múa"

Thu Giang |

Giá đất nền ở các huyện vùng ven Hà Nội thời gian qua đang được đẩy lên cao, có nơi đã vượt mức 100 triệu đồng/m2 khiến nhiều người choáng váng.

EU nói về khả năng xung đột Ukraina kết thúc trong 15 ngày

Ngọc Vân |

Đại diện cấp cao EU tin rằng, xung đột Nga-Ukraina có thể kết thúc trong 15 ngày nếu không có sự hỗ trợ của phương Tây cho Kiev.

Giả mạo CSGT hỗ trợ định danh biển số để lừa đảo

NHÓM PV |

Sơn La - Gần đây nhiều người dân địa phương đã bị các đối tượng gọi điện tự xưng là Cảnh sát giao thông (CSGT) với mục đích hỗ trợ cài đặt định danh biển số xe để lừa đảo.

Lao động Đồng Tháp hạnh phúc hồi hương, có việc ổn định

Lục Tùng - Phong Linh |

Đồng Tháp - Với nhiều chủ trương thiết thực, hiệu quả, Đồng Tháp không chỉ kết nối mà còn giúp người lao động hồi hương tìm thấy hạnh phúc ngay quê nhà.

CEO công ty "500 ngàn tỉ" tuyên bố sẽ kiếm 1 tỉ USD năm 2022

Minh An |

Ông Nguyễn Vũ Quốc Anh - Giám đốc của doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ 500 nghìn tỉ đồng gây sóng gió dư luận trong thời gian vừa qua đã livestream để “giải đáp thắc mắc” của dư luận về một loạt siêu công ty của mình.

"Cần điều tra doanh nghiệp đăng ký vốn 500 ngàn tỉ"

Tùng Thư |

Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm việc và quản lý trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Mỹ và Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết một doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu lên đến 500 ngàn tỉ đồng (hơn 20 tỉ USD) cũng là “hàng hiếm” trên thế giới. Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết chỉ có ngân hàng hoặc các đại công ty trên thế giới mới có vốn lớn như vậy.

Cẩn trọng với những doanh nghiệp đăng ký vốn trăm ngàn tỉ

Tùng Thư |

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Đoàn Luật sư TP Hà Nội: “Nhiều người nghĩ rằng vốn điều lệ cao có thể coi như một bản lý lịch đẹp của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp đó. Do vậy, thường có tâm lý chủ quan trong giai đoạn tìm hiểu đối tác, để đến khi ký kết hợp đồng rồi mới nhận ra đối tác của mình không “mạnh” đến thế”.