Doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh khan hiếm đơn hàng

NGỌC LÊ |

Nhiều doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục không có đơn hàng, doanh thu sụt giảm mạnh. Tình trạng này được các cơ quan chức năng dự báo có thể kéo dài đến hết năm 2023.

“Trầy trật” vì đơn hàng

Theo ông Trần Như Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng trong quý II/2023, dẫn tới các nhà máy không thể hoạt động đủ công suất.

“Đầu năm, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ hồi phục từ quý III, nhưng đến nay vẫn chưa có tín hiệu hồi phục rõ ràng. Hiện chủ yếu vẫn là các đơn hàng nhỏ, chứng tỏ khách hàng sợ phải tồn kho nên đặt hàng nhỏ giọt” - ông Trần Như Tùng cho biết.

Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (Huba) cũng ghi nhận, khó khăn chung của thị trường. Huba đã tổ chức khảo sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong quý I và quý II. Khảo sát cho thấy, doanh nghiệp có doanh thu giảm chiếm 51%, số doanh nghiệp có lợi nhuận giảm chiếm 62%, trong khi đó sản phẩm, hàng hóa tồn kho tăng lên 41%.

Điều này cho thấy thực tế là hầu hết các doanh nghiệp đang kinh doanh không thuận lợi và khả năng phát triển trong các quý tiếp theo là khá khó khăn. Thậm chí, có tới 30% doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh quý tiếp theo sẽ còn tiếp tục giảm.

“Khả năng số lượng doanh nghiệp tiếp tục rút lui khỏi thị trường sẽ còn gia tăng, làm ảnh hưởng đến nguồn cung hành hóa, dịch vụ và thu ngân sách” - đại diện Huba nhận định.

Tiếp tục khó khăn

Số liệu của Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 19,42 tỉ USD, giảm 22,4% so cùng kỳ. Trong khi đó, tổng kim ngạch nhập khẩu của doanh nghiệp thành phố qua cửa khẩu cả nước trong 6 tháng cũng giảm sâu 24,2% so cùng kỳ, ước đạt 25,55 tỉ USD.

“Nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng và đơn hàng từ thị trường thế giới giảm dần, kim ngạch xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm so với cùng kỳ năm 2022. Tình trạng này có thể kéo dài đến hết năm 2023” - lãnh đạo Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho hay.

Theo bà Nguyễn Hoàng Hiếu - Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (Falmi), trong 6 tháng đầu năm, thị trường lao động thành phố có nhiều biến động dưới tác động của nền kinh tế trong nước và thế giới.

Thời gian qua, TP Hồ Chí Minh đã có nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp như thu hút đầu tư, giảm lãi suất, giảm thuế, hỗ trợ lao động tìm việc làm...

Tuy nhiên, Falmi đánh giá, kinh tế thành phố sẽ còn đối mặt với nhiều thách thức khó lường khi thị trường bất động sản còn gặp nhiều khó khăn, hoạt động xuất nhập khẩu tăng chậm, đơn hàng chưa phục hồi...

Để thúc đẩy doanh nghiệp sớm phục hồi trở lại, các hiệp hội cho rằng, các sở ngành cần đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhanh chóng giải quyết các yêu cầu cấp bách và chính đáng của doanh nghiệp như việc hoàn thuế giá trị gia tăng, thủ tục đầu tư, cấp phép xây dựng, chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép lao động…

NGỌC LÊ
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp "chông chênh" do thiếu đơn hàng, nhiều người lao động mất việc

Vương Trần |

Báo cáo của Ban Dân vận Trung ương cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Nhân dân lo lắng trước việc các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, khiến cho việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động gặp nhiều khó khăn.

Ít đơn hàng, giảm tăng ca

Lương Hà |

Do ít đơn hàng, nhiều công ty may tại Hải Dương giảm bớt thời gian tăng ca và cho công nhân nghỉ làm ngày thứ 7 khiến nhiều công nhân lo lắng vì bị giảm thu nhập.

Lao động ngành dệt may, da giày... mất việc vì thiếu đơn hàng

LƯƠNG HẠNH |

Hơn 200.000 người lao động mất việc làm trong quý II/2023 tập trung ở các ngành dệt may, gia giày, sản xuất linh kiện vì thiếu đơn hàng.

Dệt may vẫn thiếu đơn hàng trong quý II, nhiều đơn "giảm giá khủng khiếp"

Đức Mạnh |

Tình trạng thiếu đơn hàng tiếp tục kéo dài sang quý II/2023. Nhiều doanh nghiệp dệt may chủ yếu chỉ nhận được đơn hàng nhỏ lẻ, chi phí gia công thấp và mặt hàng không đúng sở trường.

Khó khăn đơn hàng, doanh nghiệp tìm giải pháp giữ chân người lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai là tỉnh đông công nhân lao động, khi tình trạng thiếu đơn hàng xảy ra, hàng chục nghìn người đã bị ảnh hưởng việc làm. Để giữ được việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp ngành gỗ, giày da... đã cùng với công đoàn cơ sở đưa ra nhiều giải pháp để giữ việc làm cho người lao động.

Chứng khoán đón dòng tiền mới

Gia Miêu |

Chứng khoán chưa thể thành công chinh phục ngưỡng 1.300 điểm, nhưng sự điều chỉnh sẽ tạo cơ hội đón đầu mùa công bố kết quả kinh doanh quý III.

Cháy lớn tại nhà máy chè ở Yên Bái

Bảo Nguyên |

Vụ cháy kéo dài 5 giờ đồng hồ tại nhà máy chè ở Yên Bái gây thiệt hại lớn về tài sản.

Thanh Thúy và hình mẫu cầu thủ bóng chuyền chuyên nghiệp

HOÀI VIỆT |

Chủ công Trần Thị Thanh Thúy luôn được các huấn luyện viên đánh giá cao ở tính kỷ luật trong tập luyện, thi đấu chuyên môn và tính cách cá nhân.

Doanh nghiệp "chông chênh" do thiếu đơn hàng, nhiều người lao động mất việc

Vương Trần |

Báo cáo của Ban Dân vận Trung ương cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Nhân dân lo lắng trước việc các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, khiến cho việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động gặp nhiều khó khăn.

Ít đơn hàng, giảm tăng ca

Lương Hà |

Do ít đơn hàng, nhiều công ty may tại Hải Dương giảm bớt thời gian tăng ca và cho công nhân nghỉ làm ngày thứ 7 khiến nhiều công nhân lo lắng vì bị giảm thu nhập.

Lao động ngành dệt may, da giày... mất việc vì thiếu đơn hàng

LƯƠNG HẠNH |

Hơn 200.000 người lao động mất việc làm trong quý II/2023 tập trung ở các ngành dệt may, gia giày, sản xuất linh kiện vì thiếu đơn hàng.

Dệt may vẫn thiếu đơn hàng trong quý II, nhiều đơn "giảm giá khủng khiếp"

Đức Mạnh |

Tình trạng thiếu đơn hàng tiếp tục kéo dài sang quý II/2023. Nhiều doanh nghiệp dệt may chủ yếu chỉ nhận được đơn hàng nhỏ lẻ, chi phí gia công thấp và mặt hàng không đúng sở trường.

Khó khăn đơn hàng, doanh nghiệp tìm giải pháp giữ chân người lao động

HÀ ANH CHIẾN |

Đồng Nai là tỉnh đông công nhân lao động, khi tình trạng thiếu đơn hàng xảy ra, hàng chục nghìn người đã bị ảnh hưởng việc làm. Để giữ được việc làm cho người lao động, các doanh nghiệp ngành gỗ, giày da... đã cùng với công đoàn cơ sở đưa ra nhiều giải pháp để giữ việc làm cho người lao động.