Doanh nghiệp vào giai đoạn nước rút để về đích

LAN NHI |

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang bước vào giai đoạn “nước rút” để về đích. Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mới đây dự báo, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỉ USD, cán cân thương mại có thể duy trì xuất siêu và xuất nhập khẩu sẽ vượt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra là tăng 7-8%.

Kỳ vọng bứt phá

Theo ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành thủy sản đang kỳ vọng những tháng cuối năm xuất khẩu sẽ có sự bứt phá nhanh nhờ nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nhiều quốc gia trong các dịp lễ hội và chuẩn bị đón năm mới.

Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát ở nhiều quốc gia dẫn đến sức mua kém, ngành thủy sản sẽ chuyển hướng sang các sản phẩm chế biến hợp túi tiền để thúc đẩy tiêu dùng.

Đồng thời tiếp tục chú trọng thị trường Trung Quốc vì nhu cầu tại thị trường này đang dần phục hồi, cộng thêm lợi thế về địa lý và phí vận chuyển thấp.

Linh hoạt ứng biến với thị trường những tháng cuối năm, phía Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang cho biết, hiện cước vận chuyển sang các nước Châu Âu, Mỹ vẫn có chiều hướng gia tăng. Chính vì vậy, nếu thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại sau thời gian dài kiểm soát dịch COVID-19 đó sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp tận dụng cơ hội xuất khẩu, tăng trưởng kim ngạch mà vẫn giảm được khá nhiều chi phí và thời gian vận chuyển.

Dệt may cũng là ngành đang kỳ vọng có những bứt phá và đạt được kim ngạch xuất khẩu khoảng 45 tỉ USD trong năm nay.

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam - cho rằng, trong 8 tháng đầu năm, ngành dệt may Việt Nam đã đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 30,2 tỉ USD, tăng trưởng gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng mà trong hơn 10 năm qua không có.

Xuất siêu góp phần ổn định kinh tế vĩ mô

Số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê trong tháng 10.2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 58,27 tỉ USD, tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 616,24 tỉ USD, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể về xuất khẩu, tháng 10.2022 đạt 30,27 tỉ USD, tăng 1,5% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,55 tỉ USD, tăng 8,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 22,72 tỉ USD, giảm 0,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10.2022 tăng 4,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 4,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 8,1%.

Nhiều chuyên gia cho rằng, nếu như ở thời điểm này năm trước Việt Nam đang nhập siêu 3,52 tỉ USD thì hiện nay cán cân thương mại đang nghiêng về phía xuất siêu. Trong 10 tháng năm 2022, Việt Nam có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 92,8% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 06 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỉ USD, chiếm 64,1%).

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, xuất nhập khẩu đạt được kết quả này là do Chính phủ đã quyết tâm mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế từ quý IV/2021, tạo động lực cho các ngành sản xuất, dịch vụ đã tranh thủ đáp ứng các yêu cầu của thị trường thế giới để đẩy mạnh xuất khẩu.

Nhiều khả năng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả năm 2022 sẽ đạt trên 700 tỉ USD, cán cân thương mại có thể duy trì xuất siêu và xuất nhập khẩu sẽ vượt mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đã đặt ra là tăng 7-8%. Những thuận lợi này đến từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) cũng đã giúp doanh nghiệp có được thị trường xuất khẩu một cách thuận lợi hơn.

Việc cán cân thương mại đang nghiêng về chiều xuất siêu, ông Trần Thanh Hải cho biết, đây là dấu hiệu rất tốt, đặc biệt trong bối cảnh thế giới đang bị ảnh hưởng khá rõ của việc suy thoái cũng như lạm phát tại một số thị trường lớn.

Cụ thể, việc suy thoái và lạm phát có thể gây ra biến động về tỉ giá, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu. Lạm phát cũng khiến nhu cầu về tiêu dùng của nhiều thị trường thắt chặt hơn. Trong bối cảnh như vậy thì Việt Nam đạt được mức xuất siêu như hiện nay là yếu tố rất tốt để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô cũng như tạo động lực để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trong những tháng cuối năm. 

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp xuất khẩu tận dụng cơ hội trong biến động

LAN NHI |

Đại dịch COVID-19 được ví như cơn cuồng phong mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam buộc phải thích ứng, tận dụng cơ hội để vượt qua khó khăn trước mắt. Giống như một kỳ tích, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã thực hiện triệt để quy tắc phòng chống dịch cũng như chủ động đề ra các phương án xử lý linh hoạt để giữ ổn định sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tìm cơ hội trong thách thức

Đức Hiếu |

Nói về cơ hội xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương nhấn mạnh, những biến động của thị trường thế giới cũng có thể chính là cơ hội mở ra cho thị trường Việt Nam.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Nguyện vọng của trái chủ trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2

NHÓM PV |

TPHCM - Nhiều bị hại liên quan đến sai phạm xảy ra ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có mặt tại TAND TPHCM để theo dõi phiên xét xử.

Mưa ngập, hơn 11.000 học sinh vùng trũng ở Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 20.9, tại huyện Hương Khê và Hương Sơn (Hà Tĩnh) xảy ra mưa lớn, ngập cục bộ nên hơn 11.000 học sinh ở khu vực trũng thấp được cho nghỉ học.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.

Dự án chống ngập ở Hà Nội gần 10 năm chưa về đích

HỮU CHÁNH |

Đường phố Hà Nội hóa sông sau mưa lớn trong khi dự án chống ngập, vốn đầu tư hơn 7.000 tỉ đồng thi công gần 10 năm chưa hoàn thành.