Dự báo kinh tế giai đoạn 2021-2025: GDP tăng trưởng từ 7-7,5%

L.V |

Từ kết quả nghiên cứu, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia đưa ra nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt  Nam giai đoạn 2021-2025 gặp nhiều yếu tố hỗ trợ bởi 2 hiệp định thương mại tự do lớn.

Theo TS Trần Thị Hồng Minh - Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia  (NCIF), các yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2021-2025, phải kể đến tác động của việc tham gia ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, đặc biệt là Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

2 Hiệp định thương mại tự do lớn là CPTPP và EVFTA sẽ giúp tăng khối lượng đầu tư của các đối tác vào những lĩnh vực thượng nguồn nhằm khai thác cam kết về tỉ lệ xuất xứ, từ đó cải thiện chuỗi cung ứng của Việt Nam. Ngoài ra, các Hiệp định thương mại tự do này cũng có tác động tích cực tới lao động, trong đó những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày là những ngành dự báo sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

“EVFTA và CPTPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm lần lượt là 4,3% và 1,3% vào năm 2030. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đến năm 2030 dự kiến sẽ tăng thêm khoảng 44,4%; xuất khẩu sang các nước trong CPTPP đến năm 2035 tăng 14,3%”- TS Trần Thị Hồng Minh nhận định.

Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cũng đã xây dựng 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Theo kịch bản  của NCIF, cơ sở khả thi là tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ đạt khoảng 7%. Với kịch bản này, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát ở mức 3,5-4,5%/năm; năng suất lao động cải thiện hơn với tốc độ tăng khoảng 6,3%/năm; đến năm 2025, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 4.688 USD, đưa Việt Nam gia nhập nhóm nước có thu nhập trung bình cao.

Nhận định thứ hai ở kịch bản cao hơn, NCIF cho rằng, nếu Việt Nam có thể tận dụng được công nghệ 4.0 và thu hút đầu tư có sự cải thiện chất lượng, phát triển tốt nền tảng kinh tế hiện tại, kỳ vọng GDP tăng trưởng 7,5%/năm.

Nêu nhận định của mình , ông Trần Toàn Thắng, Trưởng ban - Ban Dự báo Kinh tế ngành và Doanh nghiệp, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế – xã hội quốc gia, cho rằng: Việt Nam có thể nhanh chóng cải thiện năng lực cạnh tranh ở quy mô thị trường, lao động. Tuy  nhiên, cần có thời gian để cải thiện thêm  các chỉ số về  hạ tầng, sáng tạo, mức độ sẵn sàng về công nghệ...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt mức thu nhập bình quân 10.000USD vào năm 2035 gắn với 3 trụ cột: Kinh tế Việt Nam thịnh vượng đi đôi với bền vững về môi trường; Công bằng và hòa nhập xã hội; Nâng cao năng lực và trách nhiệm giải trình của Nhà nước, Chính phủ đã đặt ra 6 trọng tâm cải cách, bao gồm: Hiện đại hóa nền kinh tế và phát triển khu vực tư nhân; xây dựng năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia; nâng cao hiệu quả kinh tế của đô thị hóa và phát triển lãnh thổ; phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; đảm bảo công bằng và thúc đẩy hòa nhập xã hội; thể chế hiện đại và Nhà nước hiệu quả.

L.V
TIN LIÊN QUAN

Luật lao động sửa đổi, động lực cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững?

Lê Minh |

Trong kỳ họp Quốc hội lần này, Quốc hội đang xem xét thông qua bộ luật Lao động sửa đổi. Điều luật sửa đổi gây tranh luận nhiều nhất là có nên tăng giờ làm thêm từ 300 giờ lên thành 400 giờ hay không? Có nên duy trì giờ làm việc 48 giờ/tuần hay giảm xuống? Nhìn bề ngoài tưởng chừng như chỉ tác động đến người lao động nhưng nếu tính kỹ lưỡng thì quyết sách tăng/giảm giờ làm lại tác động mạnh mẽ đến năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế và đổi mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Giảm giờ làm, tăng lợi ích cho người lao động sẽ đảm bảo tăng trưởng kinh tế

QUẾ CHI |

Hiện nay, Quốc hội đang thảo luận sôi nổi về Bộ Luật Lao động (sửa đổi) mà một trong những nội dung được người lao động quan tâm là quy định về giờ làm. Giảm giờ làm không chỉ là xu thế, là nguyện vọng của người lao động mà còn khẳng định sự chăm lo của xã hội đối với người lao động. Giảm giờ làm không mâu thuẫn với tăng trưởng. Trách nhiệm về tăng năng suất lao động không thể đè nặng lên vai mỗi người lao động.

Dự báo tăng trưởng kinh tế 2019 có thể đạt từ 6,8%-7%

P.N |

Ngoài dự báo mức tăng trưởng kinh tế năm 2019 có thể đạt từ 6,8%-7%, Trung tâm Thông tin và Dự  báo kinh tế - xã hội Quốc gia còn dự báo lạm phát 2019 có thể được kìm ở mức 3,0-3,1%

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.