Đường nhập lậu khiến ngành mía đường trong nước khốn đốn,"teo tóp"

Vũ Long |

Trước sức cạnh tranh ồ ạt của đường nhập ngoại, đặc biệt là đường nhập  lậu, ngành mía đường trong nước đang có nguy cơ chết yểu nếu không sớm có các giải pháp ứng cứu.

Ngành mía đường Việt Nam đang "teo tóp"

Theo thông tin do nhóm nghiên cứu của Tổ chức Forest Trends khảo sát, trong giai đoạn 2017-2020, bình quân mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu 1,2-1,8 triệu tấn đường, trong đó nhập khẩu chính ngạch chiếm từ gần 30-90% trong tổng lượng nhập khẩu, tùy theo từng năm, phần còn lại (10-70%) là đường nhập lậu.

Đường nhập khẩu cả chính ngạch và nhập lậu chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan, được nhập vào Việt Nam thông qua đường bộ từ Campuchia và Lào. Do bị đường ngoại cạnh tranh, ngành mía đường Việt Nam đang có xu hướng co giảm: Diện tích trồng mía giảm từ hơn 274 nghìn ha trong vụ 2016-2017 xuống còn gần 151 nghìn ha hiện nay, tương đương mức giảm trên 45%. Số hộ tham gia trồng mía giảm từ gần 219,5 nghìn hộ xuống ở mức hiện nay. Từ chỗ có 38 nhà máy chế biến (năm 2017) nay giảm xuống chỉ còn 29 nhà máy.

"Từ 2017 tới nay sản lượng đường giảm từ 1,24 triệu tấn xuống còn 0,77 triệu tấn, tương đương mức giảm 38%. Ngược lại, lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng, lượng nhập năm 2020 tăng gần 340% so với năm 2019. Ngành mía đường bước vào hội nhập chính thức, cánh cửa thị trường nội địa mở rộng cho dòng đường nhập khẩu với mức giá cạnh tranh khốc liệt với giá đường sản xuất trong nước"-TS Tô Xuân Phúc - chuyên gia phân tích của Tổ chức Forest Trends nhấn mạnh.

Làm gì để cứu ngành mía đường Việt Nam?

Theo Quyền Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam Nguyễn Văn Lộc, Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức có hiệu lực với mặt hàng đường tại Việt Nam từ 1.1.2020, cho phép đường của các nước trong khối ASEAN, đặc biệt từ Thái Lan – cường quốc sản xuất đường - được nhập khẩu vào Việt Nam với mức thuế từ 0 - 5%. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu từ 67.000-190.000 tấn đường lỏng sirô ngô (HFCS), cũng đang tạo áp lực cạnh tranh vô cùng lớn lên sản xuất trong nước.

Bên cạnh nguyên nhân này còn cần phải kể đến việc một số quốc gia, đặc biệt là Thái Lan, vẫn duy trì các chính sách bán phá giá và trợ giá sản xuất đường trong nước, từ đó dẫn đến mức giá xuất khẩu thấp.

"Mức giá thấp trong bối cảnh hội nhập làm cho luồng nhập khẩu tràn vào Việt Nam, không chỉ qua kênh chính ngạch mà cả qua kênh nhập lậu. Điều này khiến ngành sản xuất đường trong nước không cạnh tranh được với luồng cung nhập khẩu này. Ngoài ra, ngành còn đang đối mặt với nhiều vấn đề nội tại và điều này trực tiếp ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngành hiện nay" - ông Nguyễn Văn Lộc thông tin.

Theo Ban chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) nhận định đường nhập lậu vào Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Thái Lan, qua Campuchia vào biên giới các tỉnh Tây Nam như An Giang, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp... rồi đưa vào thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy, sau quá trình điều tra, mới đây Bộ Công Thương quyết định áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp tạm thời đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan.

Ông Nguyễn Vinh Quang – Tổ chức Forest Trends cho rằng, Việt Nam đang áp dụng phòng vệ thương mại đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan, các biện pháp này giúp bảo vệ ngành mía đường trong nước tuy nhiên cũng có thể có tác động ngược bởi nó có thể  tạo ra sự ỷ lại, chậm đổi mới để tăng khả năng cạnh tranh trong các doanh nghiệp nội địa. Áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường nhập khẩu từ Thái Lan được ngành mía đường và người trồng mía rất đồng tình, tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, là trợ lực giúp ngành mía đường trong nước có cơ hội hồi phục trong thời gian tới.

Tuy nhiên, việc này cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành của những ngành công nghiệp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất khác và người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng, bị thiệt hại. Do đó, đây chỉ được coi là giải pháp mang tính tình thế. Về lâu dài, để ngành phát triển cần giải quyết được tận gốc những yếu tố không bền vững nêu trên. Điều này đòi hỏi các giải pháp mang tính căn cơ, bài bản, đồng bộ hơn.

"Để ngành mía đường phát triển, cần các chính sách để nâng cao sức cạnh tranh trong khâu sản xuất; nâng cao sức cạnh tranh trong chế biến và tiêu thụ. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm soát đường nhập khẩu, đặc biệt là đường nhập lậu" - ông Nguyễn Vinh Quang nhấn mạnh.

Theo Tổng cục Hải quan, sở dĩ đường nhập lậu "sống khỏe" ở thị trường nội địa là do có giá thấp hơn, đồng thời được tận dụng những "kẻ hở" trong chính sách thương mại của Việt Nam: Các đối tượng buôn lậu đường lợi dụng kẽ hở trong thanh lý đấu giá đường nhập lậu. Theo đó, họ tham giá đấu giá và đưa ra mức giá cao để trúng đấu giá, để có bộ hồ sơ hợp lệ. Sau đó sử dụng hồ sơ này "quay vòng" cả năm cho các lô đường nhập lậu khác...

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Áp thuế phòng vệ thương mại, ngành mía đường trong nước "thoát hiểm"

Vũ Long |

Việc áp các biện pháp phòng vệ thương mại đã hỗ trợ ngành mía đường trong nước hồi phục, nông dân ổn định sản xuất.

Mía đường Việt Nam khốn đốn trong "cơn lốc" đường ngoại

Vũ Long |

Đường ngoại giá rẻ được nhập ồ ạt về trong 11 tháng qua khiến ngành mía đường Việt Nam lao đao, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

Thủ tướng: Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường

THEO CHINHPHU.VN |

Sáng 18.2, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường, Thủ tướng nêu rõ, “Nhà nước thì quyết tâm và có những giải pháp ủng hộ, nhưng Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường, mà yêu cầu ngành mía đường phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

Kinh phí công đoàn 2% đã phát huy hiệu quả hơn 60 năm qua

Nhóm phóng viên |

ĐBQH đề nghị duy trì kinh phí công đoàn 2%, nhận định nguồn kinh phí này đã phát huy hiệu quả hơn 60 năm qua trong chăm lo đời sống cho người lao động.

Diện mạo đô thị Huế khi lên thành phố trực thuộc Trung ương

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN PHONG |

HUẾ - Đô thị Huế khi thành thành phố trực thuộc Trung ương là đô thị đặc sắc về sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Xét xử 6 bị cáo vụ cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 24.10, TAND tỉnh Bình Dương đã mở phiên tòa sơ thẩm vụ án sai phạm để xảy ra cháy karaoke An Phú khiến 32 người chết.

Trạm bơm tiền tỉ, chưa nghiệm thu đã thanh toán tiền rồi bỏ hoang hơn 4 năm

PHÚC ĐẠT |

Công trình trạm bơm trị giá 1,5 tỉ đồng ở xã Hương Phong (TP Huế) bị bỏ hoang hơn 4 năm nay, điều đáng nói, khi công trình chưa thể hoạt động, chưa nghiệm thu, chủ đầu tư là UBND xã Hương Phong đã đem tiền đi thanh toán cho đơn vị thi công.

Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nguyện vọng của nhân dân

VƯƠNG TRẦN thực hiện |

Bài viết “Phát huy tính đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Tổng Bí thư Tô Lâm đang nhận được nhiều sự quan tâm và đồng tình của dư luận. Lao Động có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Vũ Văn Phúc - Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương - về các nội dung liên quan tới bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Áp thuế phòng vệ thương mại, ngành mía đường trong nước "thoát hiểm"

Vũ Long |

Việc áp các biện pháp phòng vệ thương mại đã hỗ trợ ngành mía đường trong nước hồi phục, nông dân ổn định sản xuất.

Mía đường Việt Nam khốn đốn trong "cơn lốc" đường ngoại

Vũ Long |

Đường ngoại giá rẻ được nhập ồ ạt về trong 11 tháng qua khiến ngành mía đường Việt Nam lao đao, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

Thủ tướng: Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường

THEO CHINHPHU.VN |

Sáng 18.2, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường, Thủ tướng nêu rõ, “Nhà nước thì quyết tâm và có những giải pháp ủng hộ, nhưng Nhà nước không bao cấp cho ngành mía đường, mà yêu cầu ngành mía đường phải cạnh tranh sòng phẳng trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.