EVN trả tiền oan, hàng loạt bộ lĩnh hậu quả vì sai phạm của Bộ Công Thương

Cường Ngô |

Bộ Công Thương có khuyết điểm, vi phạm khi tham mưu cơ chế khuyến khích dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận sau khi Quyết định 11/2017 hết hiệu lực, dẫn tới 14 dự án được hưởng giá FIT ưu đãi 9,35 cent một kWh trong 20 năm không đúng quy định.

Áp sai giá mua điện ưu đãi, tiền thanh toán "chênh" gần 1.500 tỉ

Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo quy hoạch điện 7 và điện 7 điều chỉnh.

Về những vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu ban hành Quyết định 13 về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, Thanh tra Chính phủ cho rằng, Bộ Công Thương có khuyết điểm, vi phạm khi tham mưu cơ chế khuyến khích dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận sau khi Quyết định 11/2017 hết hiệu lực, dẫn tới 14 dự án được hưởng giá FIT ưu đãi 9,35 cent/kWh trong 20 năm không đúng quy định.

Cụ thể, mặc dù đối tượng được áp dụng giá 9,35 cent/kWh nêu tại Nghị quyết 115 là các dự án điện năng lượng mặt trời đã được Thủ tướng quyết định hoặc có văn bản chấp thuận triển khai nằm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia tổng công suất 2.000 MW.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã tham mưu, mở rộng đối tượng áp dụng giá FIT cho các dự án đã có trong quy hoạch phát triển điện lực các cấp. Điều này theo kết luận của Thanh tra Chính phủ là “trái Nghị quyết 115 của Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ”.

Từ đó, dẫn đến 14 dự án điện mặt trời được hưởng giá ưu đãi 9,35 UScent/kWh không đúng đối tượng, hệ luỵ là từ năm 2020 đến ngày 30.6.2022, tổng số tiền mà EVN phải thanh toán nhiều hơn khoảng 1.481 tỉ đồng so với việc thanh toán theo đúng đối tượng tại Nghị quyết số 115.

"Trách nhiệm thuộc về Bộ Công Thương với vai trò chủ trì tham mưu" - kết luận thanh tra khẳng định.

Nhiều dự án điện mặt trời vi phạm vì Bộ Công Thương tham mưu trái quy định. Ảnh: Ngọc Long
Nhiều dự án điện mặt trời vi phạm vì Bộ Công Thương tham mưu trái quy định. Ảnh: Ngọc Long

Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, Bộ Công Thương còn tham mưu điều kiện để các dự án điện mặt trời nối lưới được áp dụng giá FIT 7,09 UScent/kWh tại khoản 1, Điều 5, Quyết định 13 không đúng với kết luận của Thường trực Chính phủ.

Đến thời điểm thanh tra (tháng 6.2022), Bộ Công Thương chưa tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế mua bán điện để áp dụng thực hiện trên toàn quốc kể từ ngày 1.1.2021 sau khi giá FIT theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg hết hiệu lực áp dụng theo nhiệm vụ được giao.

Nhiều bộ ngành liên quan

Kết luận thanh tra cho rằng, trách nhiệm chính đối với những khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc về Bộ Công Thương với vai trò chủ trì tham mưu.

Đối với việc tham mưu điều kiện để các dự án điện mặt trời nối lưới được áp dụng giả FIT 7,09 UScent/kWh, ngoài trách nhiệm chính của Bộ Công Thương còn có trách nhiệm của các bộ, cơ quan liên quan (Tài chính, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ và EVN) do đã đồng thuận với phương án đề xuất của Bộ Công Thương.

Với 14 dự án đang được hưởng giá FIT không đúng nêu trên, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Công thương chủ trì đề xuất giải pháp xử lý về kinh tế khi để EVN "gánh" hơn 1.400 tỉ đồng đã mua điện không đúng đối tượng.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện các dự án điện mặt trời, điện gió đã được công nhận ngày vận hành thương mại (COD) và hưởng giá FIT khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư. Điều này cũng khiến tài sản Nhà nước bị thất thoát.

Do đó, đơn vị này đề nghị Bộ Công thương phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam rà soát, xử lý. Trong quá trình rà soát, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển cơ quan điều tra để xem xét, xử lý theo quy định.

Tương tự, 54 dự án (tổng công suất 10.521 MW) đã được Bộ Công Thương trình Thủ tướng phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh từ đề nghị của UBND các tỉnh, chủ đầu tư, dù không có quy hoạch phát triển điện mặt trời quốc gia đến 2020.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Hàng trăm dự án điện mặt trời được duyệt khống, vượt công suất gần 20 lần

Cường Ngô |

Thanh tra Chính phủ vừa có thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quản lý thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và điện VII điều chỉnh. Trong đó nêu rõ loạt sai phạm trong cấp phép các dự án điện mặt trời.

Bộ Công Thương từng tham mưu hàng trăm dự án điện mặt trời không có căn cứ

Anh Tuấn |

Liên quan đến cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rất rõ việc Bộ Công Thương bổ sung, tham mưu Chính phủ để phê duyệt vào Quy hoạch điện VII 154 dự án điện mặt trời tổng công suất 13.837 MW là "không có căn cứ, cơ sở pháp lý".

Ưu tiên điện sinh khối, điện mặt trời áp mái theo Quy hoạch Điện VIII

PHẠM ĐÔNG |

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc triển khai Quy hoạch Điện VIII trong bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sâu sát, quyết liệt.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.