Các doanh nghiệp công nghệ Việt tích cực đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia, xây dựng Chính phủ số
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025 đặt ra 6 nhiệm vụ trọng tâm quốc gia, bao gồm: Hoàn thiện môi trường pháp lý; Phát triển hạ tầng số; Phát triển các nền tảng số và hệ thống quy mô quốc gia; Phát triển dữ liệu số quốc gia; Phát triển các ứng dụng, dịch vụ quốc gia; và Bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.
Trong đó, các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp được xác định là dữ liệu trụ cột, cốt lõi, mang tính chất dẫn dắt, liên kết, thống nhất toàn bộ dữ liệu trong Nhà nước. Đồng thời, các CSDL trên cũng đóng vai trò nền tảng giúp triển khai các dịch vụ thiết yếu liên quan đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, do đó, cần ưu tiên phát triển trước.
Thực tế hiện nay, hưởng ứng chiến lược chuyển đổi số (CĐS) quốc gia, việc số hóa dữ liệu, xây dựng các CSDL quốc gia, cũng như ứng dụng công nghệ trong công tác vận hành tại nhiều cơ quan, Bộ ban ngành đang được đẩy mạnh và dần hoàn thiện, với nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Tiêu biểu tại Hội nghị sơ kết Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2021 – 2025 do Trung tâm CNTT, Văn phòng TW Đảng chủ trì tổ chức, diễn ra ngày 10.4.2024 tại Đà Nẵng, các đại biểu chia sẻ hiện nay nhiều phần mềm nghiệp vụ được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở.
Nhờ đó, các cán bộ đã từng bước thay đổi thói quen và lề lối làm việc truyền thống, chuyển sang phong cách làm việc hiện đại thông qua sử dụng máy tính, internet và nhiều ứng dụng dùng chung trong công tác tham mưu, văn thư, lưu trữ, tài chính Đảng tại các cơ quan Đảng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia nhận định doanh nghiệp công nghệ với sự linh hoạt và sáng tạo, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và triển khai các giải pháp số, mang lại sức mạnh cần thiết để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đồng thời tạo ra cơ hội việc làm và tăng trưởng kinh tế. Trong khi chính phủ đóng vai trò quản lý và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện. Bằng cách hợp tác chặt chẽ, hai bên có thể đẩy mạnh sự phát triển bền vững và tạo ra những lợi ích lớn cho cộng đồng.
FSI góp sức đẩy nhanh tiến trình xây dựng CSDL quốc gia nhờ làm chủ các công nghệ xử lý dữ liệu tiên tiến
Theo ông Đoàn Huy Thuận - CEO công ty FSI cho biết: “Trong quá trình triển khai xây dựng các CSDL cho các bộ ban ngành, các cơ quan, tổ chức và các doanh nghiệp nói chung, thì vấn đề dữ liệu phân tán, chưa chuẩn hóa và khó tiếp cận khai thác khá phổ biến. Đây là thách thức lớn đối với quá trình quản lý, điều hành và phát triển của các cơ quan, tổ chức”.
Để giải quyết khó khăn trên, nhiều giải pháp về xử lý và khai thác dữ liệu chuyên biệt đã được đưa vào ứng dụng vận hành. Tuy nhiên, các giải pháp nước ngoài thường có chi phí lớn và chưa thực sự tối ưu với các bài toán dữ liệu đặc thù của Việt Nam, còn các giải pháp trong nước thì mức độ hoàn thiện và phổ quát chưa cao.
Với kinh nghiệm triển khai số hóa tạo lập CSDL, tư vấn và chuyển giao công nghệ xử lý, khai phá dữ liệu cho hàng ngàn tổ chức, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, FSI hiện nay được đánh giá là một trong số ít các công ty công nghệ sở hữu các giải pháp về xử lý và khai thác dữ liệu lớn toàn diện và hoàn thiện nhất tại Việt Nam.
Các giải pháp của FSI được xây dựng và phát triển dựa trên các công nghệ tiên tiến như Machine Learning, Deep Learning, Cloud Computing,... đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế như an ninh thông tin ISO/IEC 27001:2013 và quản lý chất lượng ISO 9001:2015, ISO 27017, ISO 27018,... Kết hợp cùng trí tuệ tập thể của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư công nghệ đầu ngành về khai phá dữ liệu, các giải pháp của FSI có khả năng xử lý dữ liệu lớn với tốc độ - độ chính xác - bảo mật cao.
Lấy ví dụ thực tế như trước kia một dự án số hóa, tạo lập CSDL với quy mô lớn, nếu triển khai theo cách truyền thống, FSI cần huy động vài trăm đến cả nghìn nhân sự triển khai, làm việc liên tục trong 6-8 tháng. Hiện nay với các giải pháp ứng dụng AI của FSI, nhiều tác vụ đã được tự động hóa, máy móc thay cho sức người mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao, giúp thời gian triển khai rút xuống chỉ còn 1-2 tháng, đồng thời, chi phí và nhân lực triển khai có thể giảm từ 3-5 lần.
Phát biểu tại sự kiện sơ kết Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng giai đoạn 2021 – 2025, ông Đoàn Huy Thuận, Tổng Giám đốc công ty FSI cho biết: “Xây dựng Chính phủ số thành công không phải là nhiệm vụ của một cá nhân hay một tổ chức riêng lẻ. Các doanh nghiệp CNTT Việt Nam như FSI cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực đổi mới sáng tạo, góp sức xây dựng Chính phủ số thành công, minh bạch và phục vụ hiệu quả nhất cho người dân và doanh nghiệp trong tương lai.”
--------
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ FSI
Tiên phong ứng dụng công nghệ số hiện đại trong tạo lập và xử lý dữ liệu
Website: https://fsivietnam.com.vn