Gần 10 tỉ USD của Việt Nam đầu tư sang Tiểu vùng Mekong

Hiếu Anh |

Việt Nam đã đầu tư sang khu vực tiểu vùng sông Mekong gần 10 tỉ USD.

Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8.2022, Việt Nam đã đầu tư vào 4 nước Tiểu vùng Mekong (Lào, Campuchia, Myanmar và Thái Lan) là 549 dự án với tổng vốn đăng ký 9,73 tỉ USD, chiếm tới 87% tổng vốn đầu tư của Việt Nam vào các nước ASEAN.

Trong số này, 237 dự án đầu tư vào Lào với tổng số vốn đăng ký gần 5,3 tỉ USD, 197 dự án vào Campuchia với tổng số vốn đăng ký 2,9 tỉ USD, 109 dự án vào Myanmar với số vốn đăng ký gần 1,5 tỉ USD, 16 dự án vào Thái Lan với số vốn đăng ký 32,8 triệu USD.

Một hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam với quốc gia tiểu vùng Mekong (ảnh VAFIE)
Một hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam với quốc gia tiểu vùng Mekong (ảnh VAFIE).

Việt Nam đang duy trì vị trí dẫn đầu ASEAN và là 1 trong 5 quốc gia đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Campuchia. Việt Nam cũng đang là nước đứng thứ 3 về đầu tư trực tiếp vào Lào sau Trung Quốc và Thái Lan.

Đầu tư của Việt Nam vào các nước Tiểu vùng Mekong tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: Khai khoáng; nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp chế biến, chế tạo; tài chính ngân hàng và bảo hiểm; bất động sản; bán buôn và bán lẻ…

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cũng đã thu hút đầu tư từ các nước Tiểu vùng sông Mekong. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 9.2022, 4 nước Tiểu vùng sông Mekong đã đầu tư vào Việt Nam 707 dự án với tổng vốn đăng ký 13,23 tỉ USD.

Trong đó, Thái Lan là nước đầu tư vào Việt Nam lớn nhất 668 dự án có tổng vốn đăng ký đầu tư 13,1 tỉ USD; đầu tư trực tiếp từ Lào, Campuchia và Myanmar vào Việt Nam chưa đáng kể (Lào có 10 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 71 triệu USD, Campuchia có 27 dự án với vốn đăng ký 69 triệu USD; Myanmar có 2 dự án nhỏ với tổng vốn đăng ký là 0,8 triệu USD.

Đầu tư của các nước Tiểu vùng Mekong vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như: Công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất phân phối điện, khí, nước; kinh doanh bất động sản; bán buôn, bản lẻ; nông lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Theo đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), nhìn chung đầu tư trực tiếp nội bộ giữa các nước Tiểu vùng Mekong còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng.

Hiếu Anh
TIN LIÊN QUAN

Tăng cường mối quan hệ hợp tác Mekong-Lan Thương

Thanh Hà |

Ngày 4.7, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 7 tại Bagan, Myanmar. Các nước thành viên MLC khác tham dự hội nghị gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc.

Tăng cường hợp tác, giao lưu giữa các nền văn minh Mekong - Lan Thương

Hải Anh |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề xuất 4 nhóm biện pháp chính để hợp tác Mekong - Lan Thương phát triển theo hướng thiết thực, lấy vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững làm ưu tiên hàng đầu, đem lại lợi ích thực chất cho người dân.

EU cam kết thúc đẩy đầu tư vào tiểu vùng sông Mekong

Song Minh |

EU sẽ tiếp tục thúc đẩy các khoản đầu tư xanh của nhà nước và tư nhân vào khu vực tiểu vùng sông Mekong, đồng thời hỗ trợ sự phát triển bền vững và công bằng cũng như phục hồi sau COVID-19 của khu vực.

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.