Giá vàng tăng vọt sau đấu thầu, cần nhập khẩu vàng để thị trường hạ nhiệt

Lục Giang |

Theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu để kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng nhưng không làm tăng nguồn cung nên giá vàng liên tục tăng cao. Vì vậy, giải pháp quan trọng là cần nhập khẩu vàng để tăng lượng cung và bình ổn giá vàng.

Giá vàng trong nước liên tục tăng cao. Ảnh LĐO
Giá vàng trong nước liên tục tăng cao. Ảnh LĐO

Đấu thầu không phải là giải pháp bình ổn giá vàng?

Sáng 14.5, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện đấu thầu vàng với khối lượng 16.800 lượng vàng và giá cọc 88 triệu đồng/lượng. Đây là lần thứ 6, Ngân hàng Nhà nước gọi thầu và trước đó chỉ có 2 lần đấu thầu thành công. Thế nhưng, sau mỗi lần đấu thầu, giá vàng miếng lại tăng phi mã. Hiện giá vàng SJC vẫn ở mức rất cao, giao dịch quanh ngưỡng 86-89 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trong phiên đấu thầu thứ sáu này, 8 tổ chức trúng thầu. Số lượng trúng thầu là 81 lô tương đương 8.100 lượng vàng. Giá trúng thầu là 87,72 triệu đồng/lượng.

Theo phân tích của TS. Lê Xuân Nghĩa - chuyên gia kinh tế, một phần nguyên nhân khiến giá vàng tăng thời gian qua là do các ngân hàng trung ương dồn dập mua vào để tăng dự trữ. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước lẽ ra nên tăng mua vàng dự trữ hơn là đưa vàng ra bán đấu thầu.

Đồng thời, giá vàng thế giới tuần qua tăng mạnh, thời điểm giá cao nhất lên đến 2.375 USD/ounce, đẩy vàng trong nước tăng giá.

Việc Ngân hàng Nhà nước liên tục tổ chức đấu thầu vàng miếng để kiểm soát hoạt động kinh doanh vàng nhưng không làm tăng nguồn cung vàng, không có vàng nhập khẩu và nguồn cung vàng không tăng khiến giá vàng liên tục tăng cao.

Ngoài ra, yếu tố tâm lý thị trường, tâm lý đám đông khi người dân thấy vàng tăng là đổ xô đi mua cũng là một trong những nguyên nhân khiến vàng tăng giá.

Nhập khẩu vàng sẽ giúp giá vàng hạ nhiệt

TS Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế cho rằng, đấu thầu vàng không phải là chuyện mới. Năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 76 phiên đấu thầu vàng, cung ứng gần 70 tấn vàng ra thị trường.

Theo ông Lực, lần này, Ngân hàng Nhà nước cũng đang cho vận hành nghiệp vụ này trở lại nhằm tăng tính công khai, minh bạch và tăng nguồn cung vàng trong nền kinh tế để qua đó giảm chênh lệch giữa trong nước và quốc tế cũng như chênh lệch giữa giá vàng SJC với giá vàng của các thương hiệu khác.

Nói về giải pháp để bình ổn thị trường vàng, TS. Cấn Văn Lực nhận định, trước hết là cần phải cho phép tăng lượng cung vàng để phù hợp với thị trường Việt Nam và nhu cầu của người dân và các gia đình ở Việt Nam. Bằng cách cho phép một số doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn, tiêu chí đáp ứng điều kiện để có thể nhập khẩu vàng vào Việt Nam.

Thứ hai là phải loại bỏ thương hiệu quốc gia độc quyền SJC, bởi thương hiệu này cũng không khác nhiều so với các thương hiệu khác, nhưng chênh lệch giá so với các thương hiệu khác khá cao. Điều này đã tạo ra một giá trị ảo cho bản thân thương hiệu SJC.

Nhấn mạnh về việc tăng giá “ảo” của vàng SJC, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, nếu tăng lượng cung vàng, giá vàng Việt Nam sẽ về sát hơn với giá vàng thế giới vì nhu cầu mua vàng hiện tại đã giảm hơn so với trước đây rất nhiều. Trong đó, nhu cầu đầu cơ giảm mạnh, hiện chủ yếu là nhu cầu tích trữ, tích cóp và thừa kế.

Bên cạnh đó, cần phải tăng cường khâu phối kết hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với các cơ quan, bộ ngành khác nhau để kiểm tra, đánh giá, giám sát thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn nữa.

Ngoài ra, cần phải tăng cường hợp tác quốc tế, để vừa chống buôn lậu vàng, cũng như việc đảm bảo cung – cầu để thị trường vàng liên thông tốt hơn nữa trong thời gian tới.

"Tôi nghĩ nếu chúng ta tháo gỡ được những điểm này thì về cơ bản việc vận hành, quản lý thị trường vàng sẽ tốt hơn trong thời gian tới", ông Lực chia sẻ.

Những giải pháp để quản lý thị trường vàng trong tình hình mới cũng đã được Báo Lao Động đề cập trong tuyến bài "Cởi trói cho thị trường vàng để dòng vốn chảy vào nền kinh tế" đăng tải vào tháng 12.2023.

Tuyến bài đã chỉ rõ những bất cập trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng hiện nay và đề xuất các giải pháp: Cần mạnh dạn thay đổi tư duy quản lý thị trường vàng, sửa đổi Nghị định 24 theo hướng xóa bỏ độc quyền vàng miếng; kéo được số vàng còn nằm trong dân để tăng vốn cho nền kinh tế thông qua việc phát hành chứng chỉ vàng và cần có quy định đề cập toàn diện hơn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính liên quan tới vàng, chứ không đơn thuần chỉ quản lý vàng miếng và vàng trang sức như hiện nay...

Ngoài ra, nên sử dụng công cụ thuế để điều tiết thị trường vàng, tránh việc mang tiền ồ ạt nhập vàng làm ảnh hưởng đến tỉ giá. Khi vàng trở thành một loại hàng hóa sẽ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với cá nhân mua bán, tiêu dùng, cất trữ vàng miếng; không áp dụng đối với vàng trang sức nhưng phải có văn bản quy định phân biệt vàng miếng, vàng trang sức để tránh lách luật trốn thuế.

Đặc biệt, cần sớm số hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh vàng, xuất hóa đơn điện tử theo từng lần bán để có thể kiểm soát từng cân, từng lạng một. Nếu làm được như thế, hằng ngày, Nhà nước sẽ kiểm soát được lượng vàng mua bán, giao dịch, vừa tránh thất thu thuế, vừa tránh được việc vàng hóa nền kinh tế.

Sau loạt bài của Báo Lao Động, ngày 27.12.2023, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Công điện 1426 yêu cầu Ngân hàng Nhà nước trình báo cáo tổng kết Nghị định 24, trong đó có đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý thị trường vàng. Đến nay, NHNN đã đề xuất Chính phủ theo hướng bỏ độc quyền vàng miếng.

Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan phải đốc thúc các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh vàng thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh, mua, bán vàng theo từng lần, hoàn thành việc này trong quý 2.2024.

Bạn đọc theo dõi thêm tuyến bài "Cởi trói cho thị trường vàng để dòng vốn chảy vào nền kinh tế":

Bài 1: Quy định đã cũ, bộc lộ bất cập trong bối cảnh mới

Bài 2: Trả vàng về cho thị trường vận hành

Bài 3: Giải pháp về sàn giao dịch vàng để vốn chết trong dân chảy vào nền kinh tế

Lục Giang
TIN LIÊN QUAN

Nguyên nhân nào khiến giá vàng liên tục "phá đỉnh" sau đấu thầu?

Nhóm PV |

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức đấu thầu vàng với kỳ vọng tăng cung ra thị trường để giảm chênh lệch giá vàng miếng với thế giới. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng sẽ hạ nhiệt giá vàng vẫn tiếp tục neo cao, thậm chí không ngừng phá đỉnh.

Vàng được "bơm" vào thị trường, tại sao giá vàng vẫn tăng phi mã?

Nhóm PV |

Trái với mong muốn kéo giá vàng trong nước sát với thế giới, sau nhiều phiên tổ chức đấu thầu vàng miếng, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới vẫn ở ngưỡng cao, thậm chí có xu hướng tăng lên. PV Lao Động đã có trao đổi với một số chuyên gia để tìm hiểu nguyên nhân giá vàng tăng mạnh thời gian gần đây.

Càng đấu thầu, giá vàng miếng SJC càng tăng cao

Phan Anh - Đặng Chung |

Bất chấp những nỗ lực tăng nguồn cung vàng miếng từ Ngân hàng Nhà nước, giá vàng miếng SJC thời gian gần đây liên tục tăng mạnh. Giới chuyên gia cho rằng, thị trường cần giải pháp mang tính căn cơ, trong đó trọng tâm là sửa đổi Nghị định 24 theo hướng xóa bỏ độc quyền vàng miếng.

Hé lộ bất ngờ về bà chủ đứng sau Cafe Katinat

Lục Giang |

Trương Nguyễn Thiên Kim - bà chủ phía sau chuỗi Cafe Katinat là lãnh đạo cấp cao tại nhiều doanh nghiệp với khối tài sản lên đến hàng nghìn tỉ đồng.

Bão số 3 ảnh hưởng thế nào đến đường dây 500kV

Anh Tuấn |

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, bão số 3 (Yagi) đã gây ra một số sự cố lưới điện 500kV, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, Hải Phòng.

"Check VAR" lòi hồ sơ phông bạt những người làm màu

Tiến Nguyễn |

Sau công bố sao kê tiền ủng hộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, cộng đồng mạng đã "check VAR", từ đó lòi hồ sơ những người thích làm màu.

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ

phóng viên |

Lần đầu thiết lập cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão lũ.

Thêm 3 người thoát nạn vụ lở núi ở Làng Nủ, Lào Cai

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng ghi nhận thêm nhiều người tại thôn Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai) trở về an toàn.