Giá vàng, xăng dầu và nhiều mặt hàng tăng đẩy chỉ số giá tiêu dùng "phi mã"

Vũ Long |

Trong số 11 nhóm hàng chính, có tới 9 nhóm hàng tăng giá, chỉ có 1 nhóm hàng giảm giá đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng rất cao.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3.2022 tăng mạnh tới 2,41%

Theo Tổng cục Thống kê, so với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3.2022 tăng 0,7% (khu vực thành thị tăng 0,75%; khu vực nông thôn tăng 0,66%), mức tăng cao nhất kể từ năm 2012. Giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới cùng nhiều mặt hàng tăng giá đã đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao.

Cụ thể, ngoài mặt hàng giá xăng dầu, gas; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3.2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12.2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung quý I/2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 0,29% của quý I/2021 nhưng thấp hơn mức tăng của quý I các năm 2017-2020; lạm phát cơ bản tăng 0,81%.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3.2022. Nguồn: TCTK
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3.2022. Nguồn: TCTK

9 nhóm hàng chính làm tăng chỉ số CPI

Trong tháng 3.2022, trong số 11 nhóm hàng hóa, có tới 9 nhóm hàng hóa tăng chỉ số giá tiêu dùng, cụ thể: Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 3.2022 tăng 0,17%; nhóm ăn uống ngoài gia đình tháng 3.2022 tăng 0,08%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,06%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,12%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 1,49%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,19%; nhóm giao thông tăng 4,8%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,21%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,46%; đặc biệt, chỉ số giá vàng tháng 3.2022 tăng 4,51% so với tháng trước; tăng 9,36% so với cùng kỳ năm trước; chỉ số giá USD tháng 3.2022 tăng 0,64% so với tháng trước... là nguyên nhân đẩy chỉ số giá tiêu đùng tháng 3.2022 tăng cao.

Ở chiều ngược lại, chỉ có 2 nhóm hàng giảm giá là nhóm giáo dục: Giảm 3,21% do từ học kỳ I năm học 2021-2022, một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương miễn, giảm học phí trong đại dịch; Nhóm bưu chính, viễn thông: Giảm 0,58% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.

Phân tích thêm các yếu tố làm tăng chỉ số giá tiêu dùng trong quý I/2022, bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê - nhấn mạnh: Trong quý I/2022, giá xăng dầu được điều chỉnh 7 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít. Bình quân quý I năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,76 điểm phần trăm.

Giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới, bình quân quý I giá gas tăng 21,04% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,31 điểm phần trăm.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở quý I/2022 tăng 8,08% so với cùng kỳ năm trước do giá xi măng, sắt, thép, cát tăng theo giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào, làm CPI chung tăng 0,16 điểm phần trăm.

Giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán và Rằm tháng Giêng tăng cao làm cho giá gạo quý I/2022 tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 0,03 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có các yếu tố ghìm bớt đà tăng của CPI quý I/2022, đó là giá các mặt hàng thực phẩm quý I/2022 giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI giảm 0,26 điểm phần trăm. Giá dịch vụ giáo dục giảm 4,24% làm CPI giảm 0,23 điểm phần trăm. Giá thuê nhà ở giảm 15,14% so với cùng kỳ năm trước làm CPI giảm 0,07 điểm phần trăm.

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 các năm 2012-2021 so với tháng trước lần lượt là: tăng 0,16%; giảm 0,19%; giảm 0,44%; tăng 0,15%; tăng 0,57%; tăng 0,21%; giảm 0,27%; giảm 0,21%; giảm 0,72%; giảm 0,27%.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,68% trong 2 tháng đầu năm

Vũ Long |

Bình quân 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước.

Nhiều nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 1.2022 tăng

Vũ Long |

9/11 nhóm hàng tăng giá đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 1.2022 tăng 0,19% so với tháng trước; tăng 1,94% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số giá tiêu dùng năm 2021 tăng thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay

Vũ Long |

Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2021 tăng 1,84% so với năm 2020, mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.