Hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư để đạt tăng trưởng GDP trên 5%

Vũ Long |

Minh bạch hóa, đơn giản hoá, rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính để triển khai nhanh các dự án đầu tư và kinh doanh là cứu cánh cho các doanh nghiệp.

Hỗ trợ nhanh 1 ngày là cứu được doanh nghiệp

Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát sớm đã tạo cơ hội để doanh nghiệp nắm bắt cơ hội tái khởi động kinh tế.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Lao Động, Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VCCI cho biết: Khó khăn đã bớt đi nhiều so với thời điểm 1 tháng trước đây, nhưng vẫn còn lớn. Vì vậy, những biện pháp trợ giúp kịp thời từ Chính phủ là vô cùng quan trọng.

Cộng đồng doanh nghiệp rất cảm kích khi Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã lắng nghe và thấu hiểu tình hình doanh nghiệp, trong điều kiện ngân sách Nhà nước khó khăn, đã dành các gói tài khoá, tín dụng, với quy mô chưa từng có, để hỗ trợ, thể hiện tinh thần sẻ chia, đồng hành cùng doanh nghiệp.

“Điều mong muốn của cộng đồng doanh nghiệp lúc này là, bên cạnh việc tiếp tục bổ sung các khoản hỗ trợ hợp lý, như kéo dài thời gian giãn, hoãn các khoản phải trả, phải thu; miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… cắt giảm các khoản phí, lệ phí, hay nới “room”- nâng trần tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng…, thì biện pháp trợ giúp quan trọng nhất, có thể làm ngay, là thúc đẩy thực thi thật nhanh và hiệu quả các gói hỗ trợ đã được ban hành.

““Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Nhanh một ngày thì doanh nghiệp sống, chậm một ngày doanh nghiệp có thể sẽ không còn, thì lúc đó các biện pháp hà hơi, tiếp sức sẽ không còn ý nghĩa” – TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính để thu hút đầu tư

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Chính phủ đã thành lập tổ công tác rà xét pháp luật, để xây dựng các phương án trình Quốc hội và Chính phủ xoá bỏ những chồng chéo, bất hợp lý, bảo đảm sự minh bạch, nhất quán trong hệ thống pháp luật hiện hành, nhất là các quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng…, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai nhanh các dự án sản xuất kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng.

“Doanh nghiệp không xin tiền vì biết ngân sách Nhà nước rất khó khăn, họ chỉ xin cơ chế. Minh bạch hóa, đơn giản hoá, rút ngắn thời gian và chi phí thực hiện các thủ tục hành chính để triển khai nhanh các dự án đầu tư và kinh doanh là giải pháp cứu cánh cho các doanh nghiệp và huy động tổng lực các nguồn vốn xã hội đang còn rất lớn, cho đầu tư kinh doanh và phát triển cơ sở hạ tầng.

Doanh nghiệp không xin tiền, mà cần hỗ trợ về cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư, tái khởi động kinh tế. Ảnh: Khánh Vũ
Doanh nghiệp cần hỗ trợ về cơ chế, chính sách. Ảnh: Khánh Vũ

Nếu làm được điều này, chúng ta sẽ thúc đẩy được “4 mũi giáp công” là: Đầu tư tư nhân, đầu tư FDI, đối tác công-tư và đầu tư công cho phát triển” – TS Vũ Tiến Lộc nói.

Theo VCCI, chỉ riêng việc giải ngân khẩn trương khoản đầu tư công cho các dự án cơ sở hạ tầng đã có trong kế hoạch với số tiền “trong túi” của các bộ ngành và địa phương là trên 30 tỉ USD, đã có thể tạo ra “cú hích” quan trọng cho đầu tư phát triển, mở mang được thị trường, tạo cơ hội cho doanh nghiệp, tạo việc làm cho người dân...

"Huy động được tổng lực các dòng vốn đầu tư xã hội, chắc chắn tăng tốc độ tăng trưởng GDP năm 2020 sẽ đạt trên 5% như quyết tâm của Thủ tướng Chính phủ"-TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Quyết liệt hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19: Gỡ nút thắt thị trường, khơi thông nguồn vốn

Nhóm phóng viên |

Dự kiến vào ngày 9.5 tới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có buổi đối thoại trực tuyến với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất k inh doanh. Trước thềm sự kiện quan trọng này, PV Báo Lao Động ghi nhận thêm nhiều kiến nghị, giải pháp của cộng đồng doanh nghiệp, đại diện các hiệp hội ngành nghề...

Kiến nghị Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp du lịch sau mùa dịch

Thái An |

Trước sức ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến ngành du lịch Việt Nam lao đao, Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.

Thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua dịch COVID-19

Cao Nguyên |

Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ Tài chính phải hồi tố khoản tiền thuế mà các doanh nghiệp đã nộp từ năm 2017-2018 theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP về áp trần tỉ lệ lãi vay các doanh nghiệp có hoạt động liên kết. Về vấn đề này, các chuyên gia tài chính cho rằng, việc hồi tố rất cần thiết cho doanh nghiệp trong giai đoạn đặc biệt khó khăn do dịch COVID-19. Và khoản kinh phí phải trả gần 5.000 tỉ đồng nên cho khấu trừ dần vào tiền thuế các năm tiếp theo là khả thi.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.