Hỗ trợ vay vốn cho các DN: Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm nhiều giải pháp

cẩm hà |

Ngoài các biện pháp cắt giảm 5 loại lãi suất với mức giảm rất lớn từ 0,25 - 1%/năm, trong trường hợp tình hình vĩ mô cũng như tình hình tài chính thế giới diễn biến theo chiều hướng tiêu cực hơn bởi dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được nhận định có thể sẽ có các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ mạnh tay hơn.

Ngay sau quyết định giảm cùng lúc 5 loại lãi suất với biên độ giảm 0,25-1%/năm từ ngày 17.3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) lần đầu tiên chuyển sang trạng thái mua lại trên thị trường mở (OMO), trái ngược với chiều hướng liên tục bán ra để hút tiền về suốt từ cuối năm 2019 đến nay. Theo đó trong phiên giao dịch ngày 18.3, NHNN lần đầu tiên cho một tổ chức tín dụng thành viên vay kỳ hạn 7 ngày với khối lượng 1,05 tỉ đồng, lãi suất 3,5%/năm. Dù đây chỉ là khoản vay rất nhỏ so với quy mô giao dịch thông thường trên thị trường này, nhưng giao dịch này đánh dấu quyết định giảm lãi suất cho vay cầm cố trên OMO giảm từ 4%/năm xuống còn 3,5%/năm chính thức đi vào thực tế. Trạng thái này cũng trái ngược với xu hướng liên tục hút tiền về được NHNN duy trì suốt từ cuối năm 2019 đến nay với doanh số mỗi phiên thường xấp xỉ 5.000 tỉ đồng.

Đến nay, các quyết định giảm lãi suất điều hành tiếp tục được giới chuyên gia tài chính đánh giá là tín hiệu mạnh mẽ của cơ quan ngân hàng trung ương trong việc hướng tới giảm lãi suất cho vay với nền kinh tế, qua đó hỗ trợ doanh nghiệp và người dân khắc phục ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Theo dõi biểu lãi suất huy động của các ngân hàng trong ngày 19.3 có thể thấy, ngay sau các quyết định này, mặt bằng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn trên thị trường nhanh chóng được các ngân hàng điều chỉnh giảm về mức 0,1% - 0,5%/năm với tiết kiệm không kỳ hạn và 4,3%-4,75%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng.

Theo ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN), các biện pháp điều chỉnh lãi suất được NHNN đưa ra nhằm hỗ trợ giảm lãi suất đối với các nhu cầu vay vốn trên cơ sở cân nhắc các yếu tố nền tảng kinh tế vĩ mô phù hợp, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng. Cụ thể, bên cạnh các giải pháp miễn, giảm lãi trong thời gian qua, việc giảm 0,5%/năm đối với lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên cũng sẽ làm giảm chi phí vốn của doanh nghiệp.

“Việc NHNN giảm nhẹ lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng trong khi vẫn duy trì lãi suất trên 6 tháng theo cơ chế thỏa thuận sẽ tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng cơ cấu lại nguồn vốn theo hướng kéo dài kỳ hạn, qua đó tổ chức tín dụng sẽ thuận lợi hơn trong việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ khách hàng theo quy định tại Thông tư số 01/2020 của NHNN” - ông Phạm Thanh Hà nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi về định hướng của NHNN trong thời gian tới, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, NHNN trong thời gian tới sẽ tiếp tục theo dõi sát tình hình kinh tế vĩ mô, đặc biệt diễn biến về lãi suất, tỉ giá, giá dầu trên thị trường tài chính toàn cầu, qua đó cập nhật, phân tích, dự báo để sử dụng linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ tại thời điểm và với liều lượng hợp lý.

Tương tự, theo đánh giá của chứng khoán ngân hàng BIDV, động thái giảm lãi suất điều hành của NHNN đồng điệu với ngân hàng trung ương các nước khác trong khu vực và trên thế giới nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực tới kinh tế vĩ mô và thị trường tài chính thế giới. Trong đó có việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) phải cắt giảm lãi suất điều hành khẩn cấp lần thứ hai trong tháng này cùng với việc triển khai nới lỏng định lượng 700 tỉ USD.

“Việc NHNN chỉ giảm lãi suất điều hành chứ chưa cắt giảm lãi suất cơ bản cho thấy phương hướng điều hành chính sách thận trọng, đồng thời lã dễ hiểu khi lạm phát tiếp tục duy trì tại mức cao 5,91% trong tháng 2. Trong trường hợp tình hình vĩ mô cũng như tài chính thế giới diễn biến tiêu cực hơn bởi COVID-19, NHNN sẽ có các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ mạnh mẽ hơn” - chứng khoán BIDV đánh giá.

cẩm hà
TIN LIÊN QUAN

Cần gấp rút hỗ trợ người vay vốn khi đã có hành lang pháp lý

Cẩm Hà |

Thông tư 01/2020 vừa được Ngân hàng Nhà nước ban hành được đánh giá là hành lang pháp lý để các ngân hàng thương mại có cơ sở đẩy nhanh tốc độ hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong thời gian tới.

Yêu cầu sớm ban hành thông tư hỗ trợ người vay vốn

Cẩm Hà |

Đây là yêu cầu được Thống đốc Lê Minh Hưng đưa ra tại cuộc họp chiều 10.3 tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước.

Hỗ trợ hơn 2.000 nữ công nhân, lao động nghèo vay vốn phát triển kinh tế

Mai Dung |

Giai đoạn 2010-2020, Nghị quyết 6b/NQ-BCH và Chỉ thị 03/CT-TLĐ được các cấp công đoàn Hải Phòng triển khai có hiệu quả, tạo động lực giúp nữ CNVCLĐ khắc phục khó khăn, tích cực thi đua hoàn thành nhiệm vụ, phát huy được truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam.

Tìm giải pháp cho ngư dân mất kết nối giám sát trên biển

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Cục Thủy sản, nhà mạng VinaPhone - VNPT, Chi cục Thủy sản và người dân đã có buổi làm việc để tháo gỡ việc mất kết nối giám sát hành trình.

Nghi vấn Iran dùng tên lửa siêu thanh tấn công Israel

Khánh Minh |

Iran được cho là lần đầu tiên sử dụng tên lửa siêu thanh Fattah 1 trong cuộc tấn công vào Israel, song các chuyên gia vũ khí đã bày tỏ hoài nghi.

HLV Kim Sang-sik tìm nhân tố trẻ cho tuyển Việt Nam

MINH PHONG |

Khi các trụ cột đang sa sút, huấn luyện viên Kim Sang-sik buộc phải tìm những nhân tố trẻ mới cho đội tuyển Việt Nam.

Người dân Hà Nội khoác áo dài, hào hứng đón không khí lạnh

HOÀNG XUYẾN - VIỆT ANH |

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, thời tiết Hà Nội bắt đầu chuyển sang mát mẻ, se lạnh vào buổi sáng.

Huyện nông thôn mới đầu tiên của Quảng Ninh lên thành phố

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Ngày 1.11.2024, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thành phố Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh sẽ chính thức có hiệu lực.