Hơn 2 tháng giải cứu, nông dân Vĩnh Long không còn tha thiết với cam sành

HOÀNG LỘC |

Sau hơn 2 tháng kêu gọi giải cứu, mặc dù thị trường tiêu thụ có dấu hiệu khởi sắc nhưng giá cam sành vẫn ở mức thấp, nhiều nông dân trồng cam sành huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long có ý định trồng loại nông sản khác sau khi thu hoạch hết đợt cam này.

Sức tiêu thụ tăng, giá bán vẫn thấp

Nhiều nông dân trồng cam sành huyện Trà Ôn cho biết, hiện nay cam sành đang vào đợt chín rộ trong năm. Hiện không còn cảnh bị thương lái kỳ kèo, kén lựa, nhưng vẫn mua ở giá thấp.

 
Cam sành hiện được thu mua nhiều nhưng giá vẫn ở mức thấp. Ảnh: Hoàng Lộc

Ông Trương Văn Dũng (Ba Dũng) - nông dân trồng 1,3 ha cam sành ở ấp Hiệp Thành, xã Hòa Bình, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long - cho biết, năm nay, sản lượng cam vườn nhà ông đạt khoảng 10 tấn/công (1.000m2), cao hơn khoảng 3 tấn/công so với những năm trước. Tuy nhiên, giá bán rất thấp, chỉ bằng 1/3 so với giá của năm trước. Trong khi đó, các loại chi phí đầu tư, từ phân, thuốc đến tiền công lao động,... mỗi thứ đều tăng, thành ra lỗ nặng hơn.

“Giá cam tôi đang bán là 6.200 đồng/kg, giảm gần 1.000 đồng/kg so với gần tháng trước. Với mức giá này, tôi lỗ gần 3.000 đồng/kg vì chi phí làm ra 1 kg cam để bán đến tay thương lái cũng từ 7.000 - 9.000 đồng”, ông Ba Dũng cho biết.

 
Mỗi kg cam sành, nông dân phải tốn chi phí từ 7.000 - 9.000 đồng. Ảnh: Hoàng Lộc

Thương lái Đặng Văn Diện, ở xã Hòa Bình thông tin, vào cuối tháng 3.2023, giá cam tầm 7.000 - 7.500 đồng/kg. Sức tiêu thụ ổn định, mỗi ngày giao khoảng 4 - 5 tấn cho vựa cam lớn ở Trà Vinh. Tuy hiện nay sức tiêu thụ tăng, mỗi ngày cắt bán khoảng 7 - 10 tấn cam, nhưng giá lại giảm xuống chỉ còn hơn 6.000 đồng/kg.

Ông Bảy Đan - một chủ vựa cam lớn ở xã Thới Hòa - cho biết, trước đây, mỗi ngày vựa cam của ông xuất đi khoảng 25 - 30 tấn nhưng hiện nay, mỗi ngày phải tiêu thụ từ 35 đến 40 tấn. Tuy nhiên, giá lại thấp hơn khoảng 1.000 đồng/kg.

“Lý do giá cam rẻ hơn do đang vào chính vụ, thu hoạch nhiều, cộng thêm năng suất và diện tích trồng cam tăng vọt khiến cung vượt cầu, nên giá thấp là chuyện không lạ”, ông Bảy Đan phân tích.

Nông dân tính chuyện bỏ cam

Cũng có hơn 2 ha trồng cam sành ở huyện Trà Ôn, chị Trần Thị Thúy Nhi cho biết, gia đình chị mới trồng cam được hơn 2 năm. Đúng ra thời điểm này, gia đình đã phải bắt tay làm bông chuẩn bị cho vụ trái năm sau. Nhưng qua theo dõi tình hình, thấy giá cam khó tăng lên mức 18.000 - 20.000 đồng/kg như những năm trước nên gia đình chị quyết định không làm bông mà để ra trái tự nhiên, được bao nhiêu hái bấy nhiêu nhằm hạn chế chi phí thấp nhất.

 
Nông dân Ba Dũng cho biết cam sành năm nay đạt sản lượng khoảng 10 tấn/công. Ảnh: Hoàng Lộc

“Làm bông mỗi công tốn chi phí từ 6 - 8 triệu. Nếu làm hết 20 công, tổng chi phí lên đến khoảng 150 triệu. Trong khi năm nay bán giá thấp không đủ chi phí nhân công và vật tư nông nghiệp nên tôi quyết định không làm trái cho an toàn”, chị Thuý Nhi cho biết thêm.

Ông Ba Dũng cũng cho biết, đang tìm hỏi các thông tin về nguồn giống và thị trường tiêu thụ của cóc Thái để chuyển đổi 5 công trồng cam đã 7 năm của gia đình. “Thay vì đốn trồng lại do cam già rồi, mà giờ giá cam thấp vậy nên tôi tìm loại trái cây khác trồng mà chi phí sản xuất thấp cho an toàn”, ông Dũng chia sẻ.

Vụ cam năm nay, với hơn 2 ha cam sành, ông Nguyễn Văn Thành (Bảy Thành) ở xã Thới Hòa lỗ hơn 500 triệu đồng. Theo ông Thành, do những năm trước trồng cam bán lãi cao, nhiều người thấy dễ ăn nên ùn ùn trồng cam, đã đẩy sản lượng năm nay tăng vọt.

“Nhà tôi đã bàn bạc rất kỹ sẽ chuyển sang trồng bưởi Năm roi. Giá loại trái cây này dù cũng có lúc tăng lúc giảm nhưng không thấp đến nỗi phải kêu gọi giải cứu như cam sành hồi tháng 2 vừa rồi”, ông Bảy Thành cho biết.

Theo thống kê, toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có hơn 17.000ha cam sành, tăng gần 3.000ha so với năm 2020. Cam sành được trồng nhiều nhất tại huyện Trà Ôn (hơn 9.500ha), huyện Tam Bình (hơn 3.300ha), huyện Vũng Liêm (hơn 2.800ha).

HOÀNG LỘC
TIN LIÊN QUAN

Cam sành, dừa của nhiều hộ dân bị mua giá rẻ vì 5,6km đường xuống cấp

HOÀNG LỘC |

Đoạn đường dài hơn 5,6km ở ấp Vĩnh Khánh 2, xã Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long xuống cấp nhiều năm nay, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, học sinh nơi đây. Tuy nhiên, việc sửa chữa tuyến đường này sẽ còn tiếp tục chờ khi lãnh đạo xã đề xuất điều chỉnh quy hoạch từ đường liên ấp thành đường liên xóm để xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Giá cam sành Vĩnh Long lại quay đầu giảm

HOÀNG LỘC |

Vừa nhích nhẹ sau đợt kêu gọi "giải cứu" hồi đầu tháng 3.2023, giá cam sành tại Vĩnh Long - dù chưa vào thời điểm thu hoạch chín rộ - lại đang giảm từ 1.000 – 1,500 đồng/kg.

Chồng chéo rừng phòng hộ, dân gặp khó khi thu hoạch rừng keo

TRẦN TUẤN |

Hàng trăm hecta keo của người dân xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang gặp khó trong việc thu hoạch do bị xác định chồng lấn đất rừng phòng hộ.

Sắp trình Chủ tịch nước danh sách phạm nhân được đặc xá

PHẠM ĐÔNG |

Hội đồng tư vấn đặc xá sẽ tổng hợp, trình Chủ tịch nước danh sách phạm nhân đủ điều kiện được đặc xá để xem xét, quyết định.

Công nhân Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc mòn mỏi đợi chờ lương

HOÀI THANH |

Nhà máy xử lý rác ở Lâm Đồng hứa sẽ giải quyết một phần tiền lương trước ngày 15.9, nhưng đến nay, người lao động vẫn mòn mỏi đợi chờ.

Giờ thứ 9: Giao kèo hôn nhân - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Hai nhân vật trong câu chuyện là bạn thân. Vì gia đình thúc ép, họ đã đến với nhau bằng một bản hợp đồng hôn nhân. Họ sẽ sống với nhau như thế nào?

Vụ trẻ bị đánh, đá ở lớp: Phụ huynh, chủ nhà trẻ nói gì?

DUY TUẤN |

Bình Thuận - Gia đình bé bị đánh rất xót con nhưng sẽ tha thứ cho cô. Chủ nhà trẻ xin lỗi vì quá nóng giận. Địa phương đã đình chỉ nhà trẻ.

Hành trình đi để trở về của Quán quân đường lên đỉnh Olympia

Nhóm PV |

Ước mơ được học tập, trải nghiệm ở môi trường quốc tế và sau đó sẽ quay trở lại Việt Nam, để hiện thực hóa khát vọng được cống hiến, được góp một phần công sức cho sự chuyển mình của đất nước - đây là điều mà Phan Minh Đức - quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm 2010 luôn ấp ủ và coi là lẽ sống. Hành trình trở về Việt Nam của Đức luôn có sự đồng hành của rất nhiều bạn trẻ, những người luôn khát khao được cống hiến cho đất nước, đơn giản vì muốn khẳng định: "Tôi là người Việt Nam". Hành trình đó, chúng tôi gọi là “đi để trở về" của những tài năng Việt.