Kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh

Thuỳ Trang |

Kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2021 của TP.Đà Nẵng có dấu hiệu phục hồi tương đối tốt trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp. Nhiều lĩnh vực thậm chí còn tăng trưởng dương.

Tăng trưởng dương

Theo báo cáo của Cục Thống kê TP.Đà Nẵng, mặc dù Việt Nam đang phải đối mặt với làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4, với biến chủng phức tạp, nguy cơ lây lan nhanh, quy mô và tính phức tạp cao hơn các đợt dịch trước, nhưng TP.Đà Nẵng đã và đang kiểm soát khá tốt nguy cơ lây lan dịch bệnh, duy trì được các hoạt động phát triển kinh tế và ổn định an sinh xã hội.

Cụ thể, ở lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, các chỉ số cho thấy có sự tăng trưởng nhẹ, ổn định so với cùng kỳ năm 2020. Kết quả sơ bộ thu hoạch lúa vụ Đông - Xuân với sản lượng lúa tăng 5,5%; năng suất lúa tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thủy sản tháng 5.2021 ước đạt bằng 99,3% so với tháng 5.2020, tính chung tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm 2021 bằng 96,9% so cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hoạt động khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn tuy chiếm tỉ trọng khá nhỏ nhưng vẫn được đảm bảo duy trì. Sản lượng khai thác thủy sản nội địa ước đạt 49 tấn, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất, tiêu thụ… đều giữ được mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) trên địa bàn thành phố tháng 5.2021 tăng khoảng 1,3% so với tháng trước và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 23,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 7,6%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước tăng 0,8%.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2021, chỉ số IIP tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, công nghiệp khai khoáng tăng 54%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,4%, công nghiệp sản xuất và phân phối điện tăng 5,9%; sản xuất nước và xử lý rác thải giảm 5,9%.

Nhờ đó, tính đến ngày 15.5.2021, tổng thu ngân sách Nhà nước sơ bộ trên địa bàn ước đạt 8.735 tỉ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tổng thu ngân sách Nhà nước, thu nội địa đạt 6.837 tỉ đồng, bằng 92,8% so với cùng kỳ năm trước; thu từ hoạt động cân đối xuất, nhập khẩu ước đạt 1.697 tỉ đồng, tăng 106,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Chống dịch hiệu quả, doanh nghiệp chủ động sản xuất

Một trong những chỉ số gây bất ngờ trong kinh tế 5 tháng đầu năm 2021 của TP.Đà Nẵng là chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng dương.

Ông Trần Vũ - Cục Trưởng Cục Thống kê TP.Đà Nẵng lý giải, có được kết quả tăng trưởng ổn định ở nhiều lĩnh vực kinh tế trong 5 tháng đầu năm là nhờ vào những biện pháp chống dịch COVID-19 linh hoạt của chính quyền lẫn sự chủ động của doanh nghiệp.

Năm 2020, ngay sau Tết Nguyên đán, dịch bệnh đã bùng phát ở nhiều tỉnh thành khiến doanh nghiệp bị bất ngờ, chưa có sự chuẩn bị về công tác phòng dịch lẫn nguồn nguyên vật liệu. Tuy nhiên đến nay, khi đã được “thử lửa”, hầu hết các doanh nghiệp đã chủ động phòng chống dịch bệnh, nhập nguyên vật liệu, không làm đứt gãy chuỗi cung ứng, thực hiện đúng mục tiêu kế hoạch 6 tháng đầu năm nhưng đồng thời cũng phòng dịch nghiêm ngặt.

Bên cạnh đó, khi có ca bệnh trong khu công nghiệp, nhiều người cho rằng, việc sản xuất sẽ đình trệ. Tuy nhiên, chính quyền TP.Đà Nẵng đã thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch thần tốc, mang lại hiệu quả như cho xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ công nhân các khu công nghiệp. Doanh nghiệp nào phòng dịch tốt, đảm bảo an toàn thì vẫn hoạt động bình thường.

“Chúng ta thực hiện khoanh vùng, dập dịch chứ không giãn cách hay cách ly xã hội nên mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. Chính sự chủ động từ cả chính quyền và doanh nghiệp đã giúp công nghiệp phát triển ổn định” - ông Vũ chia sẻ.

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt là công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Báo Lao Động phát động Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo”.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Bộ Y tế để mua vaccine, tiêm cho công nhân, người lao động nghèo trên toàn quốc.

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” xin gửi về Quỹ Tấm Lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Thuỳ Trang
TIN LIÊN QUAN

Kinh tế Việt Nam kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Song Minh |

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới.

3 tổ chức xếp hạng uy tín hàng đầu thế giới Moody’s, S&P và Fitch: Nâng triển vọng từ "Ổn định" lên "Tích cực" với kinh tế Việt Nam

Lan Hương |

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được thành tích này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm là Moody’s, S&P và Fitch đều là các tổ chức uy tín hàng đầu thế giới. Đánh giá trên cũng đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế” trong công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam.

Lạc quan về sức bật của kinh tế Việt Nam sau đại dịch

HẢI LINH |

Nhiều chuyên gia nước ngoài lạc quan về sức bật đáng kể của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Việc tích luỹ các bộ đệm tài khoá, kinh tế đối ngoại, tài chính và tích cực cải cách hành chính trước khi xảy ra đại dịch đã giúp Việt Nam chống chịu tốt hơn trước cú sốc. Các chuyên gia kinh tế quốc tế tin tưởng rằng Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công của mình trong năm 2021 nếu tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc quyết liệt cải cách.

Phà Phong Châu hoạt động hết công suất

Tô Công |

Phú Thọ - Phà Phong Châu đang hoạt động hết công suất phục vụ nhu cầu đi lại của người dân huyện Tam Nông và Lâm Thao.

Trại lợn Rutech ở Lạng Sơn có biểu hiện coi thường pháp luật

An Trịnh - Khánh Linh |

Lạng Sơn - UBND huyện Đình Lập cho biết, dù đã nhắc nhở nhiều lần nhưng chủ trại lợn Rutech không hợp tác khắc phục, biểu hiện coi thường pháp luật.

Xe container lao vào nhà dân, tài xế chết tại chỗ

Minh Tâm |

TPHCM - Một xe container từ TPHCM về Bình Dương bất ngờ gây tai nạn rồi lao vào nhà dân (huyện Củ Chi), tài xế tử vong tại chỗ.

CEO-Cựu tiền vệ Triệu Quang Hà:Tôi không thể rời xa bầu Hiển

NHÓM PV |

Trong chương trình Cà phê chiều thứ 7 của Lao Động, doanh nhân, CEO Triệu Quang Hà kể về mối quan hệ thân tình với bầu Hiển.

Đề nghị dời căng tin trường vụ học sinh bị ngộ độc thực phẩm

NGUYÊN ANH |

Kiên Giang - TTYT huyện Kiên Hải thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm và đề nghị nhà trường xem xét di dời địa điểm bán căng tin của trường đến một khu vực khác.

Kinh tế Việt Nam kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ

Song Minh |

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings (S&P) kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới.

3 tổ chức xếp hạng uy tín hàng đầu thế giới Moody’s, S&P và Fitch: Nâng triển vọng từ "Ổn định" lên "Tích cực" với kinh tế Việt Nam

Lan Hương |

Việt Nam là quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được thành tích này kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Cả 3 tổ chức xếp hạng tín nhiệm là Moody’s, S&P và Fitch đều là các tổ chức uy tín hàng đầu thế giới. Đánh giá trên cũng đồng thời ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong việc thực hiện nhiệm vụ kép “vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phát triển kinh tế” trong công tác điều hành của Chính phủ Việt Nam.

Lạc quan về sức bật của kinh tế Việt Nam sau đại dịch

HẢI LINH |

Nhiều chuyên gia nước ngoài lạc quan về sức bật đáng kể của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh COVID-19. Việc tích luỹ các bộ đệm tài khoá, kinh tế đối ngoại, tài chính và tích cực cải cách hành chính trước khi xảy ra đại dịch đã giúp Việt Nam chống chịu tốt hơn trước cú sốc. Các chuyên gia kinh tế quốc tế tin tưởng rằng Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công của mình trong năm 2021 nếu tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc quyết liệt cải cách.