Kinh tế số đẩy nhanh hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng

Vũ Long |

Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhiều lạc quan nhưng cũng rất thách thức, đòi hỏi đổi mới, sáng tạo, đẩy nhanh tiến trình kinh tế số.

Lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, ngay từ đầu năm, tại Nghị quyết số 01, Chính phủ đặt ra các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của năm 2022.

Cụ thể: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.900 USD; Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 25,5-25,8%; Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân khoảng 5,5%; Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 27,5%.

Cùng với đó, tại Nghị quyết số 11/NQ-CP, Chính phủ đặt mục tiêu phục hồi, phát triển nhanh hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy các động lực tăng trưởng, ưu tiên một số ngành, lĩnh vực quan trọng, phấn đấu đạt mục tiêu của giai đoạn 2021-2025 với tăng trưởng GDP bình quân 6,5 - 7%/năm; tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn trong trung hạn và dài hạn…

“Đi qua 4 tháng đầu năm 2022, mặc dù tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng nhìn chung nền kinh tế nước ta tiếp tục phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc ở một số ngành, lĩnh vực” – Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhấn mạnh.

Cụ thể, tăng trưởng GDP quý I.2022 ước đạt 5,03% so với cùng kỳ; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 4 tháng đầu năm 2022 tăng 2,1%, các cân đối lớn về tài chính, tiền tệ, tín dụng cơ bản được bảo đảm, thu ngân sách nhà nước đạt kết quả khả quan...

"Điều đáng nói là, quý I.2022, Chỉ số Môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng lên 73 điểm phần trăm, tăng 12 điểm phần trăm so với quý IV.2021, là mức cao nhất kể từ sau đợt dịch bùng phát lần thứ 4.

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2022 đạt 49.591 doanh nghiệp, là mức cao nhất trong giai đoạn 4 tháng đầu năm từ trước đến nay tại Việt Nam. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 5,92 tỉ USD, là giá trị cao nhất trong 4 tháng đầu năm trong các năm 2018-2022, tạo động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế năm 2022" - Thứ trưởng Trần Quốc Phương thông tin.

Kinh tế số là "chìa khóa" mở cánh cửa cơ hội

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng nêu rõ những yếu tố khách quan có thể thách thức đối với nền kinh tế trong năm 2022: Trên trường quốc tế, kinh tế Mỹ đang cho thấy những dấu hiệu chững lại, lạm phát tăng cao, khả năng thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ cao trong khi sức mua bị giảm thấp. Kinh tế Châu Âu đang đối mặt với nguy cơ suy thoái khi giá dầu và giá kim loại tăng cao do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga - Ukraine; Kinh tế Trung Quốc đứng trước rủi ro tăng trưởng chậm lại…

Trong khu vực ASEAN, tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu có dấu hiệu giảm động lực, chỉ số PMI tháng 3.2022 ở 51,7 điểm, là mức thấp nhất trong 6 tháng trở lại đây. Đặc biệt, lạm phát đang gia tăng tại nhiều nơi trên thế giới do giá năng lượng, lương thực trên toàn cầu tăng mạnh, đã và đang tạo tác động dây chuyền đến giá cả các hàng hóa, dịch vụ khác.

Theo GS.TS Trần Thọ Đạt - Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: Kinh tế số là động lực tăng trưởng quan trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, là cách để thoát bẫy thu nhập trung bình, là nguồn, động lực tăng trưởng mới, quan trọng nhất.

"Liệu Việt Nam đã sẵn sàng để trở thành công xưởng thế giới về công nghệ số, khi còn tồn tại hàng loạt vấn đề như: Kết nối tốt, giá cả hợp lý nhưng tốc độ còn chậm; Kỹ năng số còn yếu và khung pháp lý chưa đồng bộ; Năng lực đổi mới sáng tạo còn yếu và mức độ của người sử dụng chưa cao; An ninh tốt nhưng bảo mật cá nhân chưa mạnh" - GS.TS Trần Thọ Đạt nêu câu hỏi, đồng thời gợi mở:

Trọng tâm của kinh tế số là cần có bộ chỉ số đánh giá toàn diện cấu trúc kinh tế số của cả nước, ngành, tỉnh; có sự đánh giá thực trạng theo các cấu phần kinh tế số; đặt ra mục tiêu cụ thể phát triển kinh tế số, chú ý liên kết vùng; xác định khả năng về nguồn lực và khung thời gian thực hiện; xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế số gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

"Điều quan trọng là các vấn đề nêu trên cần được triển khai nhanh, bền vững, bao trùm, thích ứng" - GS.TS Trần Thọ Đạt nhấn  mạnh.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Mobile Money - cú hích tới tăng trưởng thanh toán điện tử và chuyển đổi số

Nhóm PV |

Sáng ngày 11.5.2022, tại Hà Nội, Báo Lao Động phối hợp với Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) và Cục Viễn thông của Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam”.

"San bằng" thách thức, kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng lạc quan

Vũ Long |

Mặc dù nhiều khó khăn, thách thức do dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraina, biến đổi khí hậu..., nhưng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 vẫn lạc quan.

Đưa đóng góp của logistics vào tăng trưởng GDP ở mức 4,5% trong năm 2022

Vũ Long |

Với sự tích cực phối hợp, triển khai của các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, ngành logistics Việt Nam đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Trực tiếp bóng đá Man City vs Inter Milan tại Champions League

Nhóm PV |

Trực tiếp trận đấu giữa Man City vs Inter Milan tại vòng mở màn Champions League 2024-2025 diễn ra vào lúc 2h ngày 19.9.

Chồng chéo rừng phòng hộ, dân gặp khó khi thu hoạch rừng keo

TRẦN TUẤN |

Hàng trăm hecta keo của người dân xã Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang gặp khó trong việc thu hoạch do bị xác định chồng lấn đất rừng phòng hộ.

Sắp trình Chủ tịch nước danh sách phạm nhân được đặc xá

PHẠM ĐÔNG |

Hội đồng tư vấn đặc xá sẽ tổng hợp, trình Chủ tịch nước danh sách phạm nhân đủ điều kiện được đặc xá để xem xét, quyết định.

Công nhân Nhà máy xử lý rác Bảo Lộc mòn mỏi đợi chờ lương

HOÀI THANH |

Nhà máy xử lý rác ở Lâm Đồng hứa sẽ giải quyết một phần tiền lương trước ngày 15.9, nhưng đến nay, người lao động vẫn mòn mỏi đợi chờ.

Giờ thứ 9: Giao kèo hôn nhân - Phần 1

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Hai nhân vật trong câu chuyện là bạn thân. Vì gia đình thúc ép, họ đã đến với nhau bằng một bản hợp đồng hôn nhân. Họ sẽ sống với nhau như thế nào?