Libra - “canh bạc” mới của Facebook liệu có thành “bom tấn” tiền ảo?

Lan Hương |

Libra - đồng tiền điện tử của Facebook dự kiến ra mắt vào năm 2020 đã gây ra "cơn địa chấn” trong ngành tài chính toàn cầu. Ông Lê Hải Trà - Phụ trách Hội đồng quản trị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE)  nhận định: “Mặc dù Libra ra đời trên nền tảng blockchain, nhưng khác xa với Bitcoin hay những thứ tương tự”. 

Giao dịch minh bạch chính là con dao hai lưỡi

Thứ nhất, sự khác biệt giữa Libra và những đồng tiền ảo như Bitcoin ở chỗ: Libra là đồng tiền giao dịch chính danh, người dùng sẽ cần cung cấp chứng minh cá nhân do chính phủ cung cấp để thiết lập tài khoản. Trong khi giao dịch mua bán Bitcoin hoàn toàn ẩn danh. Như vậy, một khối lượng tiền giao dịch ngầm ẩn danh thông qua các đồng tiền kĩ thuật số như Bitcoin sẽ không chuyển sang Libra.

Thứ hai, Libra không phải là tài sản đầu cơ hấp dẫn và cũng không khan hiếm như Bitcoin.

Trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Lê Hải Trà nhận định: “Nếu nhìn vào cách Facebook thiết kế đồng Libra, có thể thấy họ tạo niềm tin với đồng tiền bằng cách gắn nó với các thứ đã được thừa nhận, có độ an toàn cao như đồng USD, Euro, trái phiếu chính phủ của các Ngân hàng trung ương có uy tín. Đây là đồng tiền có độ ổn định cao. Chính điều đó làm Libra kém hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư vì không phải là tài sản đầu cơ hấp dẫn.

Facebook ra mắt tiền điện tử Libra, thách thức hệ thống tiền tệ toàn cầu. Ảnh Libra
Facebook ra mắt tiền điện tử Libra, thách thức hệ thống tiền tệ toàn cầu. Ảnh Libra

Trong khi đó, Bitcoin có giá trị biến động rất lớn. Khi số người đào Bitcoin ngày càng nhiều, mức độ khó và khan hiếm tăng cao đã tạo nên giá trị của người đang sở hữu đồng Bitcoin đang có. Điều này khiến Bitcoin gia tăng giá trị, trở nên đắt giá”.   

Người dùng muốn có tiền Libra sẽ dùng đồng tiền của nước họ để mua. Đồng USD, Euro, Yen… bỏ ra để mua Libra sẽ được đưa vào ngân hàng. Nhờ phương pháp chuyển đổi này nên người ta có thể tạo ra một lượng Libra không hạn chế. Trong khi Bitcoin bị giới hạn ở con số 21 triệu là hết.

Ngân hàng trung ương không thể “vừa đá bóng vừa thổi còi”!

Ông Lê Hải Trà nhận định: “Sự sống còn của đồng Libra phụ thuộc vào “khả năng tích hợp với hệ thống tài chính hiện tại, trong đó các cơ quan quản lý trở thành các đối tác”. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương các nước lại coi Libra là đối tượng cần được quản lý giám sát chặt chẽ. Điều này tạo nên sự xung đột lợi ích khiến các cơ quan quản lý không thể trở thành “đối tác” của đồng tiền này”.

Cụ thể, theo ông Lê Hải Trà, nhiệm vụ của Ngân hàng trung ương các nước là kiểm soát cung ứng tiền tệ trên thị trường để vận hành chính sách tiền tệ đảm bảo vấn đề tỉ giá, lạm phát, ngoại hối. Nếu đồng Libra tích hợp vào hệ thống rổ tiền tệ các NHTW, tức là được các cơ quan quản lý thừa nhận như một phương tiện trao đổi giá trị. Một mặt, đồng Libra là đối tượng để Ngân hàng trung ương các nước quản lý. Nhưng các Ngân hàng trung ương không thể vừa vận hành mà lại từ bỏ quyền kiểm soát.

Lo ngại về bảo mật thông tin khách hàng

Mặc dù lãnh đạo Facebook khẳng định “không tạo ra nó với mục đích thay thế các ngân hàng trung ương lớn" nhưng cách thức và tham vọng của Facebook muốn trở thành "gã khổng lồ" trong ngành tài chính đang vấp phải sự phản đối dữ dội từ các nhà làm chính sách Mỹ và Châu Âu.

Ông chủ FacebooK - Mark Zuckerberg. Ảnh FB
Ông chủ FacebooK - Mark Zuckerberg. Ảnh FB

Vài giờ sau khi Facebook công bố kế hoạch phát triển tiền ảo Libra, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire "dội gáo nước lạnh" vào kế hoạch này khi cho rằng, không nên coi Libra là sự thay thế cho các loại tiền tệ truyền thống.

Chủ tịch Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện Mỹ, kêu gọi FB dừng dự án Libra cho đến khi Quốc hội Mỹ và các nhà quản lý xem xét. Các nhà lập pháp khác thì kêu gọi tổ chức phiên điều trần và đặt câu hỏi: liệu đồng Libra có được giám sát phù hợp. 

Thời gian gần đây, Facebook liên tục “dính phốt” vì bị lộ dữ liệu thông tin cá nhân của người sử dụng. Chính vì vậy, các cơ quan quản lý sẽ kiểm tra chặt chẽ trước khi dự án này thực sự hoạt động.

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Giá tiền ảo hôm nay 18.6: Bitcoin vụt tăng, Libra "hot" nhất thị trường

H.M |

Giá tiền ảo hôm nay (18.6) tăng mạnh trên thị trường. Sắc xanh trở lại. Thị trường toàn cầu đang hướng sự chú ý vào thông tin tiền kĩ thuật số Libra của Facebook sắp ra mắt hứa hẹn sẽ gây “cơn địa chấn” cho giới tài chính toàn cầu.

Libra – tiền ảo mới của Facebook khác gì với Bitcoin?

Hương Nguyễn (dịch CNBC) |

Việc Facebook công bố ra mắt đồng tiền điện tử của mình với tên gọi Libra đã gây ra "cơn địa chấn” trong ngành tài chính toàn cầu. Giá Bitcoin lập tức chao đảo sau khi thông tin này được công bố. Vậy Libra khác gì Bitcoin và các đồng tiền ảo khác?

Facebook sẽ ra mắt GlobalCoin, ôm mộng bá chủ thế giới tiền ảo

L.H (dịch BBC) |

Năm 2020, Facebook dự kiến ra mắt tiền kỹ thuật số với tên gọi Global Coin. Facebook mong muốn việc thanh toán điện tử nhanh hơn, rẻ hơn, và cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trên toàn cầu. Mark Zuckerberg đã gặp gỡ Thống đốc Ngân hàng Anh và các quan chức Kho bạc Hoa Kỳ để bàn thảo kế hoạch cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội kiểm tra công tác khắc phục hậu quả mưa lũ ở Thái Nguyên

Lam Thanh |

Ngày 12.9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã thăm, động viên nhân dân vùng ngập lụt và kiểm tra tình hình khắc phục thiệt hại do mưa lũ tại tỉnh Thái Nguyên.

Khởi tố Chánh văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh

Vân Trường |

Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cùng thuộc cấp và đồng phạm vừa bị khởi tố.

“Xoay” nguồn tiền bồi thường vụ nứt hàng loạt nhà dân

TRẦN TUẤN |

Hà Tĩnh - Sau khi đồng ý nâng mức bồi thường vì làm nứt nhà dân do thi công nâng cấp Quốc lộ 8A, hiện chủ đầu tư đang lo “xoay” nguồn tiền để chi trả bồi thường.

Yên Bái lại xảy ra sạt lở đất khiến 9 người thương vong

Bảo Nguyên |

Trong sáng 12.9, tỉnh Yên Bái xảy ra 2 vụ sạt lở đất làm 5 người chết và 4 người bị thương.

4 người từ chối trả lại tiền tỉ vụ cựu sếp Eximbank lừa đảo

VIệt Dũng |

Ngoài làm rõ hành vi lừa đảo của Vũ Thị Thu Nhung - cựu Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Ba Đình, công an xác định nhiều cá nhân nhận tiền tỉ chênh lệch.