Mùa tôm mới nhiều thách thức ở ĐBSCL: Mô hình siêu thâm canh đã gặp khó

NHẬT HỒ |

Khô hạn, sạt lở đất, mặn xâm nhập, thiếu nước… những biểu hiện của một năm đầy khó khăn của nông dân vùng ĐBSCL trước vụ mùa mới. Ngành tôm nước lợ với mục tiêu xuất khẩu 4 tỉ USD cho năm 2024 đầy thách thức.

Bạc Liêu, Cà Mau là hai tỉnh có mô hình nuôi tôm siêu thâm canh lớn nhất cả nước. Qua hơn 10 năm mô hình này đã khẳng định tính hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, để phát triển nhân rộng mô hình tại hai địa phương được xem là thủ phủ ngành tôm của cả nước không phải chuyện dễ.

Chậm quy hoạch, môi trường đã bắt đầu ô nhiễm

Tính đến cuối năm 2023, toàn tỉnh Cà Mau có 4.776ha (4.912 hộ) nuôi tôm siêu thâm canh (STC); hầu hết diện tích nuôi tôm STC là của các hộ dân tự đầu tư, còn lại một số ít doanh nghiệp đầu tư.

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, nhìn nhận, công tác quy hoạch còn chậm, quản lý quy hoạch còn bất cập; kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu, thời tiết; tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp.

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế; liên kết hợp tác sản xuất chậm phát triển và chưa bền vững, chưa có nhiều mô hình liên kết chuỗi sản xuất hiệu quả để phổ biến, nhân rộng.

Tại Bạc Liêu tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các mô hình STC đã tác động đến người nuôi. Hiện, xã Long Điền Đông là địa phương có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn nhất huyện Đông Hải với khoảng 320ha.

Ông Phạm Tươi ấp Bửu 2, xã Long Điền Đông cho biết: Nguyên nhân chính dẫn đến tôm chết do không đủ nước để nuôi tôm.

Không chỉ địa bàn huyện Đông Hải mà nhiều dự án thủy lợi khác ở vùng Nam Quốc lộ 1A cũng thế.

Ông Hồ Văn Linh - Chủ tịch UBND huyện Hòa Bình - cho biết: “Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp ở xã Vĩnh Mỹ A qua 10 năm xây dựng đến nay vẫn chưa hoàn thành, huyện đã 2 lần xử phạt nhà thầu nhưng hiện xây dựng chưa xong”.

Chưa có thủy lợi cho ngành tôm

Thủy lợi phục vụ nuôi tôm qua thống kê của ngành Nông nghiệp cho thấy, hệ thống kênh mương thủy lợi hiện nay chưa đáp ứng nhu cầu nước cho con tôm, trong khi lượng nước thải từ con tôm cứ tăng theo cấp số nhân.

Theo tính toán của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bạc Liêu, thông thường các ao nuôi tôm công nghiệp có chiều sâu mực nước từ 1,3 - 1,5m.

Như vậy, với hơn 20.000ha nuôi tôm công nghiệp - bán công nghiệp ở khu vực ven biển, mỗi vụ sẽ phát sinh khoảng 2.600 triệu m3 nước thải ra môi trường. Trong khi đó, nước thải sau vụ nuôi tôm chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh như: Vibrio, Aeromonas, E.coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus..., cùng nhiều loại nấm và nguyên sinh động vật không được xử lý triệt để thải thẳng ra nguồn nước tiếp nhận, gây ô nhiễm nguồn nước, lan tràn dịch bệnh và gây nên thiệt hại trên diện rộng.

Vào mùa khô, độ mặn vượt lên con số từ 30 - 40%0, trong khi độ mặn thích nghi và giúp con tôm sống được chỉ dừng ở mức từ 15 - 20%0.

Để giải khát cứu tôm, các hộ nuôi khoan giếng nước ngầm, nhằm pha loãng nước mặn phục vụ nuôi tôm làm cho mực nước ngầm xuống thấp dẫn đến sụt lún đất nền tự nhiên bình quân 1 - 2cm/năm.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau thừa nhận, nuôi tôm thâm canh, STC thiếu tập trung hay nói cách khác bị “da beo” chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường. Điều này dẫn đến nguy cơ rủi do về dịch bệnh và thiệt hại lớn trong quá trình sản xuất. Chính rủi ro về dịch bệnh càng khiến giá thành sản xuất tôm Việt Nam tăng cao hơn.

“Dù Cà Mau có tỉ lệ nuôi thâm canh, siêu thâm canh không lớn so với các tỉnh trong khu vực, nhưng đây là vấn đề cần có giải pháp để tháo gỡ. Nếu không có biện pháp trước mắt cũng như lâu dài để khắc phục, thì chắc chắn khó khắn sẽ còn diễn ra, kể cả trong năm 2024", ông Sử nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng, khi Chính phủ giao địa phương đảm nhận vai trò “thủ phủ” tôm nước lợ của cả nước thì địa phương nhận. Tuy nhiên, hiện Bạc Liêu đang gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển do thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng.

Theo ông Thiều, hệ thống kênh thủy lợi ở phía Nam quốc lộ 1 đang sử dụng cho nuôi trồng thủy sản vốn là thuỷ lợi phục vụ cho cây lúa nên không đáp ứng được nhu cầu về nguồn nước, gây khó khăn rất lớn, nhất là tình trạng ô nhiễm nguồn nước.

NHẬT HỒ
TIN LIÊN QUAN

Ngành gỗ và thách thức xuất khẩu 15,2 tỉ USD năm 2024

Xuân Nhàn |

Các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ cả nước đang nhóm họp tại Quy Nhơn, Bình Định với chuỗi hội nghị, hội thảo, hội chợ quốc tế… kéo dài từ 9 - 12.3 nhằm tìm cơ hội phục hồi sản xuất, kinh doanh...

Thách thức xuất khẩu 9,5 tỉ USD của thủy sản Việt Nam năm 2024

Phan Anh |

Năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 9,5 tỉ USD. Tuy chỉ tăng 3% so với 2023, nhưng trong bối cảnh nhiều khó khăn bủa vây, chỉ tiêu này vẫn sẽ là thách thức.

Việt Nam có khả năng đứng vững trước mọi thách thức của năm 2024

Linh Nhi |

Báo chí thế giới và các tổ chức quốc tế đã có các bài phân tích nhận định rằng, mặc dù năm 2024 sẽ đầy thử thách, song Việt Nam có khả năng đứng vững và đạt được mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN thăm, tặng quà người dân bị thiên tai tại Hà Giang

Nguyễn Tùng |

Ngày 14.9, ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (Tổng LĐLĐVN) cùng đoàn công tác tới thăm, tặng quà đoàn viên, công nhân viên chức lao động và người dân bị thiệt hại do lũ lụt tại Hà Giang.

Thị trường ế ẩm, bánh Trung thu truyền thống vẫn đắt hàng

Phương Anh |

Hà Nội - Trái với cảnh nhiều điểm bán bánh Trung thu ế ẩm dù giảm giá, khách vẫn xếp hàng dài chờ mua bánh Trung thu truyền thống trên phố Thụy Khuê.

Giờ thứ 9: Trả về nguyên quán - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Cô gái trẻ tiến tới hôn nhân khi vừa học hết cấp 3. Cô bị gia đình phản đối vì quyết định này. Diễn biến tiếp theo của câu chuyện sẽ ra sao?

Di dời cả bản hơn 100 hộ ở Sơn La trước nguy cơ sạt trượt

Minh Nguyễn |

Sơn La - Lực lượng chức năng đang khẩn trương di dời người dân một bản ở huyện Bắc Yên để tránh nguy hiểm do xuất hiện vị trí nứt gãy có nguy cơ sạt trượt.

1 tuần sau bão Yagi, các cây xanh bị gãy đổ ở Hà Nội ra sao?

Nhật Minh |

Hà Nội - Một tuần kể từ ngày bão số 3 (bão Yagi) quét qua, nhiều tuyến phố lớn vẫn ngổn ngang cây xanh gãy đổ.