Mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020: Khó cán đích nếu không triệt để loại bỏ rào cản

KHÁNH VŨ - LAN HƯƠNG |

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 15.10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết: Mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp (DN) vào năm 2020 khó hoàn thành, đặc biệt khi việc phát triển DN vẫn tiềm ẩn một số khó khăn và số lượng DN chờ giải thể, phá sản tăng cao trong 9 tháng đầu năm 2018.

Số DN chờ phá sản, giải thể tăng trên 32%

Ngày 15.10, trình bày báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và 3 năm 2016-2018, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đã thẳng thắn chỉ ra, việc đạt được mục tiêu 1 triệu DN vào năm 2020, đóng góp 50% vào tăng trưởng sẽ là thách thức rất lớn khi số DN chờ giải thể tăng cao.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2018, số DN tạm ngừng hoạt động là 73.103 DN, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm 23.053 DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và 50.050 DN tạm ngừng hoạt động không đăng ký hoặc chờ giải thể. Số DN hoàn tất thủ tục giải thể trong 9 tháng năm 2018 là 11.536 DN, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong quý III/2018 có 4.907 DN giải thể, tăng 48,3% so với quý II/2018 và tăng gần 49% so với cùng kỳ năm 2017.

Mục tiêu 1 triệu DN còn rất xa vời

Ông Vũ Hồng Thanh cho rằng, nguyên nhân của việc khó hoàn thành mục tiêu có 1 triệu DN vào năm 2020 bởi việc phát triển DN vẫn tiềm ẩn một số khó khăn và số lượng DN chờ giải thể, phá sản tăng cao trong 9 tháng năm 2018 là một con số cần đặc biệt được lưu ý. Trước đó, cuối năm 2017, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cũng đã nhận định: Để đạt mục tiêu 1 triệu DN, từ nay (2017-PV) tới hết năm 2020 mỗi năm cả nước phải có thêm 120.000 DN thành lập mới nhưng với điều kiện: Trong thời gian này không có số DN phá sản, giải thể. Do đó, bình quân một năm số DN thành lập mới phải tăng trên 130.000 DN từ nay tới năm 2020.

Đối chiếu với tốc độ thành lập DN mới của năm 2016 là 126,9 nghìn DN và năm 2017 là 110.000 DN, Tổng Cục trưởng Nguyễn Bích Lâm dự báo sẽ “không đạt mục tiêu 1 triệu DN”. Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, kể cả khi thực hiện giải pháp khuyến khích khu vực kinh tế cá thể và hợp tác xã lớn chuyển lên DN thì số lượng tăng thêm cũng chỉ tương đương 103.000 DN (2,3% trong số 5,14 triệu hộ kinh doanh cá thể). Năm 2018, tính đến hết tháng 9 chỉ có 96.611 DN thành lập mới, nhưng có tới 11.536 DN hoàn tất thủ tục giải thể.

Nếu thực sự cải thiện được môi trường kinh doanh, năm 2020 Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu có 1 triệu DN hoạt động hiệu quả. Ảnh: KH.V-CTV
Nếu thực sự cải thiện được môi trường kinh doanh, năm 2020 Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu có 1 triệu DN hoạt động hiệu quả. Ảnh: KH.V-CTV

“Giải mã” nguyên nhân DN bị “đánh bật” khỏi thị trường

Sự gia tăng các DN giải thể đang thực sự chiếm được sự quan tâm của các nhà quản lý và các chuyên gia kinh tế. Ngày 21.8.2018, tại Diễn đàn chuyên đề Vốn - Tài chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã từng nêu câu hỏi: Vì sao ở Việt Nam có đến 53% số DN không có lợi nhuận? Phải chăng một phần do nguồn vốn quá mỏng?

Theo ông Nguyễn Kim Hùng - Giám đốc Cty CP tái cấu trúc DN Việt - nhóm DN nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn của ngân hàng. Trong khi đó, vốn thực chỉ chiếm 20-30%, còn lại là liên kết tài chính giữa gia đình, bạn bè, anh em. Khi ngân hàng không cho vay, trái phiếu Chính phủ không thể tiếp cận, họ buộc phải sử dụng đến nguồn vốn không chính thức hay gọi là “tín dụng đen”. Có những DN vừa và nhỏ, thậm chí có tới 60% tổng vốn sản xuất kinh doanh là vốn từ tín dụng đen. Hệ lụy “đômênô” từ “tín dụng đen” như thế nào chúng ta đã biết. Chính điều này một phần khiến nhiều DN sau vài năm hoạt động phải ngậm ngùi công bố “phá sản”.

“Điểm nghẽn” lớn nhất là môi trường đầu tư. Cục Đăng ký và Quản lý kinh doanh (Bộ KHĐT) thẳng thắn thừa nhận: Môi trường đầu tư kinh doanh đã được cải thiện đáng kể song vẫn tồn tại những hạn chế, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng DN. Quy định pháp lý về đầu tư, kinh doanh vẫn còn những chồng chéo, bất cập; quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh vẫn là rào cản đối với sự phát triển của DN. Nhiều DN vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực như tín dụng, đất đai; hiện tượng nhũng nhiễu, gây khó dễ cho DN vẫn còn xảy ra.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết “Ví dụ về cơ chế một cửa, các DN cho biết muốn thông qua 1 cửa đó, thì trước đó phải “bôi trơn” các cửa ngách thì đến cửa cuối cùng mới thông qua được. Các bộ, ngành nói cải thiện, bỏ bớt điều kiện kinh doanh nhưng thực tế thì phiền nhiễu vẫn còn nhiều”. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, nhưng dường như các cơ hội đến từ các hiệp định thương mại tự do được các nhà đầu tư nước ngoài nắm bắt nhiều hơn các DN trong nước. Xuất khẩu của khối FDI vẫn là 72% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây là nghịch lý lớn ở Việt Nam khi sẵn sàng mở cửa tự do hoá cho người nước ngoài nhưng không sẵn sàng tự do hoá cho DN Việt” - bà Phạm Chi Lan cho biết.

Cùng với những điểm nghẽn trên, thì hàng loạt vấn đề khác như: Chi phí tuân thủ quá cao; khả năng nắm bắt cơ hội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh của đối thủ, năng suất lao động, quan hệ lao động… cần được giải quyết căn cơ thì mới có thể để DN hoạt động và phát triển.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng: “Những cố gắng cải thiện môi trường kinh doanh vẫn chưa mang được hiệu ứng tích cực?”. Việt Nam hiện có trên 500.000 DN hoạt động kinh doanh được.

“Như vậy còn rất xa so với con số 1 triệu DN. Mặc dù nhận định từ nay đến năm 2020, nếu số DN ngưng hoạt động vẫn tiếp tục tăng cao so với DN hoạt động, nhưng theo phân tích của bà Phạm Chi Lan, nếu thực sự cải thiện được môi trường kinh doanh, thì năm 2020, Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu có 1 triệu DN hoạt động hiệu quả.

* “Đúng là vừa qua vẫn còn tư duy các cơ quan xây dựng chính sách chưa kịp đổi mới, lẫn lộn giữa quản lý Nhà nước và tạo điều kiện cho DN, vô tình đặt ra rào cản, cản trở hoạt động doanh nghiệp. Chính phủ đã có chỉ đạo rồi, cần sự chủ động hơn nữa từ các bộ, ngành”.

(Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng)

* “Ở New Zeanland cứ 100 DN thành lập mới chỉ có 16% tồn tại. Còn ở Việt Nam số DN lập mới tồn tại trên 90%, tỉ lệ DN phá sản vẫn thấp so với thành lập mới”

(Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm)

KHÁNH VŨ - LAN HƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo chí

ANH HUY |

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội đề nghị một mức ưu đãi thuế thu nhập chung cho báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Dân nói bị tai nạn do dự án rào chắn sơ sài?

PHÚC ĐẠT - NGUYỄN LUÂN |

HUẾ - Đơn vị thi công nói gì về Dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng (TP Huế) che chắn sơ sài, đã có nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra.

Lý do bà chủ Xuyên Việt Oil chiếm dụng được 219 tỉ đồng

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil bị cáo buộc không nộp 219 tỉ đồng tiền Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cho Nhà nước.

Nhiều mặt hàng tỉ USD của Việt Nam băng băng sang đất Mỹ

Cường Ngô |

Trong 8 tháng năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Mỹ đạt 87,7 tỉ USD, tăng trưởng mạnh cả ở chiều xuất khẩu, nhập khẩu.

Trương Mỹ Lan khóc và nói sẽ trả tiền cho trái chủ

NHÓM PV |

TPHCM - Tại phiên tòa chiều 23.9, Trương Mỹ Lan bật khóc và hứa sẽ ưu tiên lấy tài sản của mình khắc phục cho các trái chủ.

Câu lạc bộ Nam Định có chiến thắng đầu tiên tại V.League 2024-2025

Nhóm PV |

Câu lạc bộ Nam Định giành 3 điểm đầu tiên tại V.League 2024-2025 sau chiến thắng sát nút 1-0 trước Quảng Nam ở lượt trận thứ 2 tối 23.9.