Ngân hàng Nhà nước giám sát chặt dòng tiền đổ vào chứng khoán, bất động sản

Lan Hương |

Đại diện Ngân hàng Nhà nước nói gì trước ý kiến lo ngại tín dụng chảy vào chứng khoán, bất động sản đang tăng quá nóng thời gian qua? Dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tăng khoảng 3% trong ba tháng đầu năm.

Ngày 22.4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý I/2021.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về tín dụng bất động sản, Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước)- ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết: “Bất động sản tăng trưởng nóng trong thời gian qua, theo các chuyên gia đánh giá là xuất phát từ việc nhà đầu tư đầu cơ lướt sóng.

Thêm vào đó, còn một yếu tố tác động đến thị trường là việc các địa phương ban hành bảng giá đất mới tăng từ 15-20%. Thời gian qua, thị trường chứng khoán tăng, các nhà đầu tư chốt lời và chuyển dịch đầu tư vào bất động sản. Tác động của dịch COVID-19 nên dòng tiền chuyển hoá đầu tư”.

Nguyễn Tuấn Anh. Ảnh SBV
Ông Nguyễn Tuấn Anh - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế cho biết, NHNN đánh giá lĩnh vực chứng khoán và bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro nên sẽ tiếp tục tăng cường, giám sát chặt chẽ dòng tiền, kiểm soát cho vay vào lĩnh vực này. Ảnh SBV

Ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành báo cáo phân tích chi tiết về tín dụng bất động sản, dòng tiền để trình Thủ tướng Chính phủ.

“Số liệu tăng trưởng tín dụng với bất động sản trong 3 năm qua như sau: Năm 2018, tăng trưởng tín dụng là 26,76%. Năm 2019, tăng 21,53%. Năm 2020 chỉ tăng 11,89%, thấp hơn tăng trưởng chung của toàn ngành do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19.

Trong 3 tháng đầu năm 2021, tăng trưởng tín dụng ước khoảng 3%. Nếu so sánh cùng kì các năm trước, thì số liệu không tăng đột biến.

Trong quý I/2019, tín dụng bất động sản tăng 5,19%. Năm 2020, do đại dịch COVID nên số liệu tăng thấp. Tín dụng bất động sản chỉ chiếm khoảng 19% trên tổng dư nợ nền kinh tế. NHNN kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản” - ông Tuấn Anh nói.

“Về chứng khoán, dư nợ chứng khoán hiện nay là khoảng 45.300 tỉ đồng. Nếu xét về quy mô tăng trưởng chứng khoán không phải quá cao. Tuy nhiên, NHNN đánh giá lĩnh vực chứng khoán và bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro nên sẽ tiếp tục tăng cường, giám sát chặt chẽ dòng tiền, kiểm soát cho vay vào lĩnh vực này. NHNN có Thông tư quy định thông tư tỉ lệ an toàn cho vay vốn ngắn hạn cho vay dài hạn…” - Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế nói.

Tính đến 28.2.2021, tổng dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức tín dụng đạt 1.835.504 tỉ đồng, tăng 2,13% so với cuối năm 2020 cao hơn tỉ lệ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế cùng thời điểm (0,67%), tỉ lệ nợ xấu 1,8%. Tỉ trọng tín dụng bất động sản chiếm 19,83% trong tổng dư nợ nền kinh tế”.

Trong đó, dư nợ tín dụng đầu tư kinh doanh bất động sản đạt 651.631 tỉ đồng, tăng 2,82% so với 31.12.2020, chiếm tỉ trọng 35,5% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản và chiếm tỉ trọng 7,04% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Dư nợ tín dụng tiêu dùng/tự sử dụng bất động sản đạt 1.183.873 tỉ đồng, tăng 1,75% so với 31.12.2020, chiếm 64,5% dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản, chiếm tỉ trọng 12,79% tổng dư nợ đối với nền kinh tế.

Ước cuối tháng 3.2021, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản đạt khoảng 1,85 triệu tỉ đồng, tăng 3% so với tháng 12.2020 (quý I/2020 tăng 1,45%, quý I/2019 tăng 3,42%, quý I/2018 tăng 1,68%), cao hơn không đáng kể so với tốc độ tăng trưởng tín dụng chung (2,93%).

Ước tính đến 31.3.2021, dư nợ lĩnh vực chứng khoán vào khoảng 45.326 tỉ đồng, giảm khoảng 1% so với cuối năm 2020.​

Lan Hương
TIN LIÊN QUAN

Chứng khoán: Khả năng tiếp tục rung lắc mạnh, hạ dần tỉ trọng cổ phiếu

Thế Lâm |

Phiên tăng điểm ngày 20.4 đưa chỉ số chứng khoán lên đỉnh mới 1.268,28 điểm nhưng lại không mang đến nhiều tín hiệu tích cực. Thậm chí ngược lại, khi số mã giảm điểm lấn át số mã tăng. Dự báo phiên 22.4, thị trường tiếp tục rung lắc mạnh.

Chứng khoán: Hệ lụy khi VN-Index nhờ vào vài “đầu kéo” để tăng điểm

Thế Lâm |

Phiên giao dịch chứng khoán ngày 20.4 khép lại VN-Index tăng 7,7 điểm đưa chỉ số vượt lên trên mốc 1.268 điểm. Đây là một phiên tiếp theo trong số vài phiên vừa qua, VN-Index được kéo tăng nhờ vào vài cổ phiếu trụ.

Chứng khoán: Thử thách vùng 1.268-1.275 điểm, cẩn trọng các phiên phân phối

Thế Lâm |

Thị trường chứng khoán đã lạc quan hơn sau phiên tăng mạnh hơn 20 điểm của VN-Index ngày 19.4. Dự báo thị trường ngày 20.4 có thể tiếp tục hướng lên vùng kháng cự 1.268-1.275 điểm.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.