Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn sẽ nhận 8.247 tỉ đồng bù giá

Anh Tuấn |

Chính phủ đồng ý chi 8.247 tỉ đồng để thanh toán tiền bù giá bao tiêu sản phẩm cho Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn.

Theo quyết định dự toán ngân sách do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) được giao 8.247 tỉ đồng để xử lý tài chính, thanh toán tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn 2018 - 2023. Khoản tiền này được Quốc hội quyết định tháng 11 năm ngoái, lấy từ nguồn chi đầu tư phát triển ngân sách trung ương 2023.

Bộ Tài chính và PVN chịu trách nhiệm về tính chính xác số liệu, thực hiện kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về kết quả bao tiêu sản phẩm và số tiền bù giá.

Trong năm 2023, Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn - đơn vị chiếm 35% tổng nguồn cung xăng dầu trong nước đối diện nhiều thách thức. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, công ty vẫn lỗ lũy kế lớn, lợi nhuận trước thuế những năm qua tuy có cải thiện nhưng chưa tạo chuyển biến đáng kể. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) vẫn đang bù lỗ khi nhà máy vận hành thương mại.

Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn là một trong những dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) với mức vốn 9 tỉ USD. Nhà máy là dự án liên doanh của 4 doanh nghiệp gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI, Công ty Công ty Idemitsu Kosan và Công ty Hóa chất Mitsu.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động tại một sự kiện hồi tháng 12.2023, ông Susumu Nibuya - Phó Chủ tịch Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản), nhà đầu tư Nhật Bản góp 35% vốn tại Lọc dầu Nghi Sơn - cho biết, tháng 10 vừa qua, công ty đã hoàn thành công việc dừng nhà máy để bảo dưỡng định kỳ.

Theo ông, kể từ khi nhà máy vận hành thương mại vào năm 2018, đây là lần đầu tiên nhà máy dừng và bảo dưỡng mang tính quy mô tổng thể. Trước đó, nhà máy đã có xảy ra một số trục trặc cho nên việc vận hành vẫn chưa được thuận lợi.

Với việc dừng để bảo dưỡng định kỳ tổng thể lần này, ông Susumu Nibuya cho hay, đã giúp tăng hiệu suất vận hành và sản lượng của nhà máy. Theo tính toán và ước tính của công ty, năm 2024 sẽ tăng năng suất gấp đôi.

Về vấn đề tài chính của nhà máy, ông Susumu Nibuya cho biết, với động thái Mỹ điều chỉnh lãi suất với xu hướng giảm nên ban lãnh đạo công ty hy vọng lãi suất chung trên thị trường cũng sẽ được điều chỉnh giảm dần.

Ông Susumu Nibuya tin tưởng: “Việc quan trọng với chúng tôi là làm sao để có thể vận hành nhà máy một cách ổn định, nhằm chuyển từ lỗ sang lãi. Vì vậy, chúng tôi cũng đang phối hợp với các cơ quan quản lý tại Việt Nam và Đại sứ quán Nhật Bản, các cổ đông để các bên có những biện pháp giúp nhà máy hoạt động ổn định”.

Theo Phó Chủ tịch Idemitsu Kosan, Việt Nam là một thị trường trọng tâm trong chiến lược kinh doanh của Idemitsu Kosan. Vì vậy, Idemitsu Kosan cần phải hợp tác chặt chẽ hơn với từng doanh nghiệp tại Việt Nam và tìm kiếm các cơ hội đầu tư mới.

Bên cạnh đó, Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực an ninh năng lượng của Việt Nam nên việc nhanh chóng kết nối, liên lạc kịp thời càng cần thiết hơn bao giờ hết với Chính phủ Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Đại sứ quán Nhật Bản.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Khởi tố vụ án hình sự tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn về hành vi gây ô nhiễm môi trường

Minh Toản |

Theo thông tin của Lao Động, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã ra Quyết định số 106/QĐ-CSKT ngày 11.8.2023 về việc khởi tố vụ án hình sự "Gây ô nhiễm môi trường" xảy ra tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn (xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra theo quy định của pháp luật.

Nghi vấn dùng hoá chất phá hoại mặt đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Du Long |

Lãnh đạo tập đoàn Sơn Hải – đơn vị thi công cao tốc Bắc Nam đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu vừa có đơn trình báo khẩn cấp về dấu hiệu dùng hoá chất phá hoại mặt đường.

Bất cập tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khiến thiếu hụt nguồn cung xăng dầu

Cường Ngô |

Chưa thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã để thị trường xăng dầu trong nước còn bị động, gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Bên cạnh đó, việc Nghi Sơn được hưởng cơ chế bao tiêu sản phẩm, nhưng không có cam kết về mức cung ứng tối thiểu ra thị trường là không hợp lý.

Khuyến cáo khẩn cấp công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon

Thanh Hà |

Công dân Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Lebanon được khuyến cáo rời khỏi quốc gia này khi các chuyến bay thương mại vẫn còn hoạt động.

Kiểm toán cung cấp hàng trăm tài liệu cho cơ quan điều tra

CAO NGUYÊN |

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, năm 2023, đã cung cấp hơn 800 tài liệu cho Ủy ban kiểm tra và cơ quan điều tra.

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc tại Sơn La

Minh Nguyễn |

Bộ Chính trị đã triển khai kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đối với Tỉnh ủy Sơn La.

Người dân Thanh Hóa đổ xô ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Nước từ thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Mã dâng cao, nhiều người dân ở TP Thanh Hóa đã tập trung ra cầu Hàm Rồng xem nước lũ.

Cập nhật các tỉnh công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai

Nhóm PV |

Sau ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ do bão số 3, số 4, Thanh Hóa là tỉnh thành tiếp tục phải công bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

Khởi tố vụ án hình sự tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn về hành vi gây ô nhiễm môi trường

Minh Toản |

Theo thông tin của Lao Động, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã ra Quyết định số 106/QĐ-CSKT ngày 11.8.2023 về việc khởi tố vụ án hình sự "Gây ô nhiễm môi trường" xảy ra tại Công ty TNHH Miza Nghi Sơn (xã Trường Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra theo quy định của pháp luật.

Nghi vấn dùng hoá chất phá hoại mặt đường cao tốc Nghi Sơn - Diễn Châu

Du Long |

Lãnh đạo tập đoàn Sơn Hải – đơn vị thi công cao tốc Bắc Nam đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu vừa có đơn trình báo khẩn cấp về dấu hiệu dùng hoá chất phá hoại mặt đường.

Bất cập tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khiến thiếu hụt nguồn cung xăng dầu

Cường Ngô |

Chưa thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã để thị trường xăng dầu trong nước còn bị động, gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Bên cạnh đó, việc Nghi Sơn được hưởng cơ chế bao tiêu sản phẩm, nhưng không có cam kết về mức cung ứng tối thiểu ra thị trường là không hợp lý.