Bất cập tại Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn khiến thiếu hụt nguồn cung xăng dầu

Cường Ngô |

Chưa thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đã để thị trường xăng dầu trong nước còn bị động, gây nên tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Bên cạnh đó, việc Nghi Sơn được hưởng cơ chế bao tiêu sản phẩm, nhưng không có cam kết về mức cung ứng tối thiểu ra thị trường là không hợp lý.

Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn được bao tiêu sản phẩm nhưng không có cam kết về mức cung ứng tối thiểu ra thị trường là không hợp lý

Đó là một trong những nội dung được Đoàn giám sát chỉ ra trong báo cáo vừa gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021”.

Theo đó, việc chưa thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất của Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, để thị trường xăng dầu trong nước còn bị động, thiếu hụt nguồn cung.

Trong giai đoạn tháng 1-2.2022, nguồn cung xăng dầu thiếu hụt do năng lực sản xuất trong nước. Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm tỉ lệ đáng kể (35-40%) trong tổng cung nội địa phải giảm công suất xuống còn 55 - 80%.

Nguyên nhân của tình trạng này là do Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn được áp dụng cơ chế bao tiêu sản phẩm, nhưng không có cơ chế cam kết về mức sản xuất tối thiểu để bảo đảm an ninh năng lượng, thiếu căn cứ xử lý khi xảy ra vướng mắc.

Đồng thời đưa thị trường trong nước vào thế bị động khi phải tìm kiếm nguồn cung thay thế ngoài kế hoạch, nhất là khi nguồn cung thế giới cũng khan hiếm, giá nhập khẩu ở mức cao.

Cũng theo báo cáo của đoàn giám sát, trong năm 2023, các nhà máy lọc dầu trong nước phát sinh sự cố kỹ thuật hoặc phải bảo dưỡng định kỳ (sự cố kỹ thuật rò rỉ xúc tác tại khớp nối giãn nở nhiệt tháp tái sinh của phân xưởng RFCC của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn khiến sản lượng xăng dầu trong 10 ngày đầu tháng 1.2023 của Nghi Sơn bị giảm khoảng 20 - 25% so với kế hoạch). Điều này làm tăng nguy cơ không đủ nguồn cung cho thị trường.

Theo báo cáo, để chủ động về nguồn cung xăng dầu, không để xảy ra thiếu hụt xăng dầu, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương lên kế hoạch nhập khẩu bù đắp nguồn thiếu hụt từ sản xuất trong nước.

Do đó, cần xem xét hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan tới điều hành thị trường xăng dầu, sớm đề xuất triển khai các kho dự trữ quốc gia theo quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Chính phủ phê duyệt cùng các cơ chế vận hành phù hợp.

Đối với việc tuân thủ quy định mức dự trữ xăng dầu tối thiểu, cần tăng cường thanh kiểm tra và có các chế tài xử lý nghiêm các thương nhân vi phạm.

Đối với các Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Dung Quất, cần yêu cầu tuân thủ, bảo đảm thực hiện đúng cam kết với các khách hàng và các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Mặt khác, báo cáo của đoàn giám sát khẳng định "cần xem xét các thỏa thuận hợp tác đối với Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, đã được hưởng cơ chế bao tiêu sản phẩm, cơ chế bù giá nhưng không có cam kết về mức cung ứng tối thiểu ra thị trường là không hợp lý, cần sớm được xử lý trong thời gian tới".

"Mất ăn mất ngủ" mỗi lần Nghi Sơn gặp trục trặc

"Trong những đợt khan hiếm xăng dầu thời gian qua, việc giảm sản xuất của Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn được cho là nguyên nhân không nhỏ. "Nhà máy Lọc hoá dầu Nghi Sơn, mỗi lần gặp trục trặc, bị làm sao là chúng tôi mất ăn mất ngủ", đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại họp báo thường kỳ của Bộ hồi tháng 5.2023.

Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn do 4 liên doanh trong nước, quốc tế góp vốn, gồm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Công ty Dầu khí Quốc tế Kuwait KPI (Kuwait), Công ty Idemitsu và Công ty Hóa chất Mitsui (Nhật Bản).

Trong đó, phía doanh nghiệp Việt Nam chỉ góp vốn 25,1%; nhà máy này vận hành thương mại từ cuối năm 2018, đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước, chiếm 35-40% thị phần.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.

Quảng Nam sẽ xây nhà mới cho cả làng bị họa sạt lở đe dọa

Hoàng Bin |

Quảng Nam sẽ bố trí tái định cư trước Tết cho cả ngôi làng phải di dời khẩn cấp do vết nứt lớn trên đồi cao đe dọa.

Công an xuất hiện tại công ty trúng nhiều gói thầu

HOÀI THANH |

Lực lượng Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã có mặt tại trụ sở Công ty TNHH xây dựng và thương mại Tập đoàn Việt Anh.