Nhiều doanh nghiệp quay trở lại bắt nhịp với thị trường

LAN NHI |

nền kinh tế chưa thể hồi phục hoàn toàn nhưng nhiều doanh nghiệp gần đây đang có động thái quay trở lại bắt nhịp với thị trường. Chỉ tính riêng trong tháng 11.2022, cả nước có khoảng 12 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, gần 6,3 nghìn doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động.

Xây dựng kế hoạch kinh doanh 

Vừa mở một quán cà phê nhượng quyền, anh Trần Minh Hoàng (SN 1990, đường Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, dù có ý định kinh doanh cửa hàng đồ uống từ lâu nhưng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, anh Hoàng đã phải tạm hoãn kế hoạch để bảo toàn số vốn đầu tư.

"Sau khi khảo sát giá mặt bằng cho thuê, cũng như các chi phí cố định, tôi đã mở một quán cà phê nhượng quyền với doanh thu hiện đang vận hành khá ổn định. Thường thì sau dịch bệnh COVID-19, có không ít nhà đầu tư, kinh doanh dù có nguồn vốn dồi dào trong tay nhưng họ đều chần chừ, chưa dám xuống tiền ngay mà phải chờ đợi thời điểm thích hợp" - anh Trần Minh Hoàng nói.

Là doanh nghiệp có quy mô lớn nhất trong ngành F&B Việt Nam với hệ thống 430 nhà hàng, sau hơn 2 năm lao đao vì dịch COVID-19, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) đã sự phục hồi nhanh chóng bằng các chiến lược mở rộng kinh doanh.

Cụ thể, trong 9 tháng đầu năm 2022, doanh nghiệp này đã nhanh chóng mở thêm 56 nhà hàng mới, nâng tổng số lượng nhà hàng lên 430. Ngoài việc tiếp tục nhân rộng các nhãn hàng, Golden Gate còn tiếp tục nghiên cứu và phát triển hình mới mang tên “city station” và dự kiến sẽ mở thêm 3 - 5 cơ sở từ giờ đến cuối năm.

Doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng 

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT), tháng 11.2022 cả nước có gần 12 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và có gần 6,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

Tính chung 11 tháng năm 2022, tổng số doanh nghiệp tham gia vào thị trường (bao gồm đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động) đạt 194,7 nghìn doanh nghiệp, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước, gấp 1,3 lần mức bình quân 11 tháng giai đoạn 2017 - 2021.

Bộ KHĐT đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu có sự phục hồi, những tín hiệu tích cực trong tình hình đăng ký doanh nghiệp cho thấy sự ủng hộ của người dân và doanh nghiệp trong việc Chính phủ chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 sang thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả.

Trước đó, theo PGS-TS Nguyễn Thường Lạng - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, mặc dù khả năng chống đỡ và thích nghi hoàn cảnh của doanh nghiệp Việt Nam khá tốt, thế nhưng chuyên gia này cho rằng một vài biến động gần đây về lãi suất, lo lắng đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp có thể ảnh hưởng nguồn tài chính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng cuối năm và sang cả năm 2023.

Ngoài ra, những con số tích cực về lượng doanh nghiệp mới tăng cũng cho thấy chính sách hỗ trợ giúp doanh nghiệp ổn định đầu tư kinh doanh là cực kỳ cần thiết.

PGS-TS Nguyễn Thường Lạng nêu quan điểm, nhiều khó khăn do biến động thị trường có thể sẽ cản đường thâm nhập sâu chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp nội địa, giảm hiệu quả việc khai thác các ưu đãi của hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Nhà nước cũng cần thực hiện quyết liệt cải cách môi trường kinh doanh, hỗ trợ chính sách về vay vốn để giúp doanh nghiệp phần nào “dễ thở” hơn trong những tháng cuối năm.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm để doanh nghiệp thúc đẩy phát triển thương hiệu hàng nội để trở thành thương hiệu vững mạnh. Đặc biệt, vấn đề chuyển đổi số, đầu tư đổi mới sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều sản phẩm mới mang đặc thù Việt Nam, nhất là đổi mới công nghệ theo xu hướng 4.0.

LAN NHI
TIN LIÊN QUAN

Doanh nghiệp lao đao vì bị đạo nhái thương hiệu sau dịch COVID-19

NGUYỄN LY |

TPHCM - Kinh doanh trong giai đoạn dịch bệnh, hàng loạt các doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất để phù hợp với tình thực tế. Thế nhưng, sau đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp lao đao vì bị đạo nhái thương hiệu tràn lan.

Doanh nghiệp giải thể, Công đoàn vào cuộc tìm việc làm cho người lao động

Tường Minh - Văn Trực |

Đà Nẵng - Tổ chức Công đoàn vào cuộc hỗ trợ, đòi quyền lợi, tìm việc làm cho gần 500 lao động của Công ty TNHH SSLV Đà Nẵng, đóng tại Khu công nghiệp Liên Chiểu bị mất việc do doanh nghiệp tuyên bố giải thể, không có đơn hàng để sản xuất.

Vinh danh doanh nghiệp niêm yết xuất sắc trong minh bạch thông tin năm 2022

An Thượng |

Chiều 2.12, tại Đà Nẵng, 40 doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất trong minh bạch thông tin năm 2022 đã được vinh danh tại Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết lần thứ 15 - năm 2022.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.