Nhà băng có biên độ giảm lãi suất huy động lớn nhất
Tại Sacombank, lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 – 4 tháng đồng loạt giảm 0,1 điểm phần trăm.
Kỳ hạn 1 tháng còn 3,6%/năm, kỳ hạn 2 tháng là 3,7%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 3,8%/năm và kỳ hạn 4 tháng 3,9%/năm.
Các kỳ hạn 6, 9 tháng đều giảm 0,3 điểm %. Lần lượt về các mức 5%/năm và 5,3%.
Đặc biệt kỳ hạn 12 trở lên, Sacombank điều chỉnh giảm mạnh từ 0,6 – 0,65 điểm phần trăm, chính thức mất mốc 6%/năm và lùi về mức 5,6%/năm.
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 24 và 36 tháng lần lượt còn 5,8% và 5,9%/năm.
Trong tháng 10 vừa qua, có 25 ngân hàng giảm lãi suất huy động, trong đó 10 ngân hàng điều chỉnh 2 lần và 3 ngân hàng giảm hai lần.
Đáng chú ý, LPBank có biên độ giảm lớn nhất, lên tới 1,2%/năm ở kỳ hạn 6 tháng, 1,1%/năm ở kỳ hạn 9 tháng và 0,8%/năm kỳ hạn 12 tháng.
Hiện duy nhất có PVComBank niêm yết lãi suất huy động cao nhất tại kỳ hạn 12 tháng ở mức 6,2%/năm.
Chỉ còn 5 ngân hàng duy trì lãi suất 6%/năm kỳ hạn 12 tháng, bao gồm CBBank, Viet A Bank, PVCombank, BaoVietBank và OceanBank.
Quý III/2023 lượng tiền gửi của người dân tiếp tục tăng trưởng
Khảo sát từ báo cáo tài chính của 28 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính, lượng tiền gửi vào các ngân hàng tiếp tục tăng trưởng.
Cụ thể, BIDV đứng đầu top với hơn 1,58 triệu tỉ tiền gửi khách hàng, tăng 7,5% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi có kỳ hạn hiện đang chiếm tỉ trọng khoảng 84% và đóng góp gần 59,2 nghìn tỉ đồng.
Cùng trong nhóm Big4, trừ Agribank, Vietcombank và VietinBank nắm giữ hai vị trí tiếp theo trong top, với số dư tiền gửi lần lượt đạt hơn 1,35 triệu tỉ đồng và 1,31 triệu tỉ đồng.
Tuy nhiên, điểm nhấn không nằm ở các "ông lớn" khi HDBank, VPBank ghi nhận số lượng tiền gửi tăng lên mạnh mẽ.
9 tháng đầu năm, tổng tiền gửi khách hàng của HDBank tăng từ 215,8 tỉ đồng (31.12.2022) lên 341,7 tỉ đồng. Trong đó, tiền gửi khách hàng có kỳ hạn tăng từ 193 tỉ đồng lên 317 tỉ đồng.
Còn VPBank, tổng tiền gửi khách hàng trong 9 tháng tăng 118 tỉ đồng, lên 421,5 tỉ đồng.