Nông dân thu tiền tỉ từ trồng na

Bích Ngọc |

Xã Chi Lăng (huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) đang là vùng trọng điểm trồng na, thương hiệu na đã lan rộng ra nhiều vùng miền trong cả nước và ra cả nước ngoài. Đặc biệt từ khi trồng theo tiêu chuẩn VietGap, giá na ổn định hơn. Hiện tại diện tích na toàn tỉnh Lạng Sơn là hơn 3.000ha, thu về khoảng 800 tỉ đồng/năm cho nông dân. 

Ông Hoàng Văn Long (thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn) là một trong những hộ dân đổi đời từ việc trồng na. Gia đình ông hiện có khoảng gần 1.000 gốc na đang cho thu hoạch tại núi Mặt Quỷ.

Ông Long cho biết, những năm qua, bằng sự đầu tư trọng điểm của địa phương, của huyện, gia đình ông hàng năm được học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng chăm sóc cây na để không bị sâu bệnh và đem lại hiệu quả năng suất cao nhất. So với những năm trước, năm nay na cho giá cả ổn định hơn nhờ được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap. Trung bình mỗi một kilogram na ở đây sau khi hái được thương lái mua với giá 40.000đ/kg.

“Từ khi có tiêu chuẩn VietGap thì giá cả ổn định hơn, người dân yên tâm đầu tư trồng na và các loại cây ăn quả khác. Chúng tôi cũng mừng vì thương hiệu na Chi Lăng đã vươn xa khỏi tỉnh Lạng Sơn, nông dân có thêm nguồn thu từ na, gia đình tôi đã hơn 10 năm nay trồng na, hầu như năm nào na cũng sai quả và được thương lái Trung Quốc vận chuyển hết trong mỗi đợt”, ông Long chia sẻ.

Theo Chủ tịch UBND huyện Chi Lăng Đinh Hữu Học, trong năm 2017, riêng cây na trồng trên diện tích trên 1.500 ha, sản lượng đạt trên 15.000 tấn, đảm bảo đời sống dân sinh cho khoảng 3.500 hộ dân, tại 8/21 xã, thị trấn.

 
 

Ngoài ra, tại Lạng Sơn, một số xã của huyện Hữu Lũng, cây na cũng đang phát triển mạnh, từ đó hình thành vùng sản xuất na của Lạng Sơn đạt trên 2.700 ha với sản lượng khoảng 30 nghìn tấn/năm, cho doanh thu tương đương 800 tỉ đồng/năm. 

Việc tổ chức xúc tiến tiêu thụ na của bà con nông dân rất cần thiết trong bối cảnh thương hiệu na Chi Lăng đã dần nổi tiếng khắp nơi. 

Theo người đứng đầu UBND huyện Chi Lăng, kế hoạch sắp tới của UBND huyện là tiếp tục giải thích, vận động những hộ dân trồng nhiều na thay đổi nhận thức, tập quán canh tác từ sản xuất na truyền thống sang sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP, GlobalGap tạo ra sản phẩm na sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện UBND huyện Chi Lăng, hợp tác xã đã ký kết 5 biên bản ghi nhớ về hợp tác kết nối tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng giữa các doanh nghiệp Hà Nội với đại diện các hợp tác xã, đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện.

Bên cạnh đó, địa phương và các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ sản phẩm; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch và tổ chức cấp phát bao bì, truy xuất nguồn gốc cho các tổ chức, cá nhân sản xuất na theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

Bích Ngọc
TIN LIÊN QUAN

Thủ phủ nhãn Hưng Yên “đau đầu” lo sốt vó vì được mùa, mất giá

Trường Hùng |

Xã Hồng Nam (Hưng Yên) là vùng trồng nhãn lồng gốc có diện tích lớn của tỉnh Hưng Yên. Với diện tích hơn 200ha trồng nhãn, năm nay sản lượng nhãn của toàn xã ước tính có thể lên tới 4.000 tấn, gấp 1,5 lần năm 2017. Trước tin vui mùa màng bội thu như vậy, thay vì vui mừng người dân đang lo sốt vó, bởi đã gần nửa tháng trôi qua lượng thương lái về đây ít, giá nhãn giảm không phanh có khi xuống tới 7.000 đồng/kg.

Hưng Yên vật lộn cứu mùa nhãn "mất giá vì bội thu" thế nào?

Trường Hùng |

Với diện tích hơn 200ha và sản lượng dự kiến lên tới 4.000 tấn, nhãn lồng xã Hồng Nam (Hưng Yên) không chỉ là vựa nhãn lớn của Hưng Yên mà còn đối với cả nước. Trong những ngày đầu thu hoạch, để khắc phục tình trạng được mùa mất giá chính quyền địa phương đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tăng cường chế biến long nhãn.

Nhãn lồng Hưng Yên và huyền thoại tiến Vua lưu mãi theo thời gian

Kiều Mẫn |

Nhắc đến nhãn lồng, không ai không biết tiếng Hưng Yên. Thế nhưng đằng sau truyền thuyết, sự cố gắng của người dân Hưng Yên để giữ gìn và phát huy tinh thần lẫn chất lượng để nhãn lồng Hưng Yên luôn xứng đáng với tên gọi “vương giả chi quả” này, thì không phải ai cũng biết.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Bổ nhiệm, điều động nhân sự mới ở Hải Dương, Hà Tĩnh

PHẠM ĐÔNG |

Từ ngày 16.9 - 20.9, các tỉnh/thành phố: Khánh Hòa, Hải Dương, Lào Cai, Đắk Nông, Hà Tĩnh... đã triển khai các quyết định bầu, điều động, bổ nhiệm nhân sự mới.

Áp thấp gần Philippines mạnh lên áp thấp nhiệt đới

Ngọc Vân |

Một vùng áp thấp ngoài khơi phía bắc Luzon, Philippines đã phát triển thành áp thấp nhiệt đới Igme vào chiều 20.9.

Israel không kích Lebanon, diệt chỉ huy cấp cao Hezbollah

Song Minh |

Cuộc tấn công chính xác của Israel vào thủ đô Lebanon khiến thủ lĩnh cấp cao Hezbollah Ibrahim Aqil và nhiều người khác thiệt mạng.

Nữ cán bộ ở Lạng Sơn bị thi hành án trừ lương để trả nợ

An Khánh |

Lạng Sơn - Do không thể trả được khoản nợ từ nhiều năm trước, nữ cán bộ công tác tại một cơ quan hành pháp của tỉnh đã bị thi hành án trừ lương để trả nợ.

Thủ phủ nhãn Hưng Yên “đau đầu” lo sốt vó vì được mùa, mất giá

Trường Hùng |

Xã Hồng Nam (Hưng Yên) là vùng trồng nhãn lồng gốc có diện tích lớn của tỉnh Hưng Yên. Với diện tích hơn 200ha trồng nhãn, năm nay sản lượng nhãn của toàn xã ước tính có thể lên tới 4.000 tấn, gấp 1,5 lần năm 2017. Trước tin vui mùa màng bội thu như vậy, thay vì vui mừng người dân đang lo sốt vó, bởi đã gần nửa tháng trôi qua lượng thương lái về đây ít, giá nhãn giảm không phanh có khi xuống tới 7.000 đồng/kg.

Hưng Yên vật lộn cứu mùa nhãn "mất giá vì bội thu" thế nào?

Trường Hùng |

Với diện tích hơn 200ha và sản lượng dự kiến lên tới 4.000 tấn, nhãn lồng xã Hồng Nam (Hưng Yên) không chỉ là vựa nhãn lớn của Hưng Yên mà còn đối với cả nước. Trong những ngày đầu thu hoạch, để khắc phục tình trạng được mùa mất giá chính quyền địa phương đã đẩy mạnh xúc tiến thương mại và tăng cường chế biến long nhãn.

Nhãn lồng Hưng Yên và huyền thoại tiến Vua lưu mãi theo thời gian

Kiều Mẫn |

Nhắc đến nhãn lồng, không ai không biết tiếng Hưng Yên. Thế nhưng đằng sau truyền thuyết, sự cố gắng của người dân Hưng Yên để giữ gìn và phát huy tinh thần lẫn chất lượng để nhãn lồng Hưng Yên luôn xứng đáng với tên gọi “vương giả chi quả” này, thì không phải ai cũng biết.