Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư

Hoàng Long |

“Các khu công nghiệp (KCN) phải hướng đến phát triển hiện đại, đồng bộ, thân thiện với môi trường…, tạo "mái nhà thứ hai" sản xuất - kinh doanh - dịch vụ - sinh sống - làm việc cho doanh nghiệp, người lao động nói chung và công nhân, chuyên gia nói riêng tại các KCN tại Việt Nam”.

Đó là phát biểu của ông Nguyễn Hoàng - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với chủ đề "Vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển" mới diễn ra hôm 17.9.

Trước đó, hôm 16.9, sự kiện lễ ký Hợp đồng thuê đất giữa Công ty TNHH Thương mại sản xuất và phát triển công nghệ THT và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển N&G đã chứng minh cho vai trò xây tổ cho công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội.

Theo đó, THT sẽ triển khai tổ hợp nhà máy với diện tích gần 10.000m2 và xây dựng 9.000m2 nhà xưởng với mức đầu tư hàng trăm tỉ đồng tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP) để sản xuất các sản phẩm với độ chính xác cao đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc... như bu lông, đai ốc, ốc vít, lò xo và các linh kiện phụ trợ cho các ngành công nghiệp ứng dụng trong lĩnh vực ôtô, xe máy, đồ gia dụng, nột thất.

Tổng Giám đốc Công ty tư vấn Onaga (Nhật Bản) Ishida Takayuki, việc các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam và quốc tế, trong đó, có Công ty THT tìm đến HANSSIP để đầu tư, xây dựng nhà máy trong thời gian qua có ý nghĩa thiết thực để hình thành chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam và Thủ đô Hà Nội tham gia chuỗi sản xuất Nhật Bản và toàn cầu.

Về phía mình Ban quản lý Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội cho biết: “KCN Hanssip là "Hệ sinh thái công nghiệp" bao gồm đầy đủ các điều kiện cho doanh nghiệp và người lao động sản xuất-làm việc-sinh sống, tối đa hóa phục vụ người lao động-công nhân viên-cán bộ quản lý chuyên gia và các đối tác đến giao dịch sản xuất-kinh doanh dịch vụ tại KCN Hanssip.

KCN Hanssip được quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển các quỹ đất công nghiệp lớn-vừa và nhỏ. Các nhà xưởng tiêu chuẩn được xây dựng cho thuê với các điều kiện linh hoạt và có sự hỗ trợ hợp tác của các tổ chức tài chính-ngân hàng ngay tại KCN. Các khu nhà ở công nhân-chuyên gia được xây dựng phù hợp với từng điều kiện tài chính nhưng bảo đảm chất lượng sống cao nhất cho người lao động và có tính tới các điều kiện phát sinh dịch bệnh như thời gian COVID-19 vừa qua.

Tại đây, có cả trường học, phòng khám y tế đa khoa, trung tâm thương mại, khách sạn, rạp chiếu phim, nhà hàng quốc tế tại Việt Nam, các khu vui chơi thể thao, sinh hoạt cộng đồng, các dịch vụ vé máy bay, giặt là, spa, các dịch vụ ngân hàng, bưu điện, logistics, hải quan và trung tâm thông tin kết nối toàn bộ các nhu cầu mua bán hàng hóa-đầu vào-đầu ra của doanh nghiệp. Nhà máy sản xuất và nhà máy xử lý nước thải được đồng bộ đầu tư.

Đặc biệt KCN có Học viện đào tạo hướng nghiệp lao động - nơi đây được liên kết với hàng trăm trường đào tạo nghề của Việt Nam để sớm đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước về lao động.

“Nhân đây tôi cũng đề nghị các doanh nghiệp quốc tế lớn, các tập đoàn đa quốc gia có mặt tại Việt Nam hãy tạo cơ hội, điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, trở thành đối tác, thành nhà sản xuất vệ tinh của các bạn” - ông Nguyễn Hoàng chia sẻ tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và khẳng định: “Chúng ta cùng nhau tham gia chuỗi sản xuất tại Việt Nam và cùng nhau tham gia chuỗi kinh doanh, sản xuất, dịch vụ toàn cầu để cùng thành công”.

Hoàng Long
TIN LIÊN QUAN

Công nghiệp hỗ trợ: Ngành dệt may đang bị cạnh tranh gay gắt

Phong Nguyễn |

Ngành dệt may đóng góp lớn vào GDP cả nước, mỗi năm mang về giá trị kim ngạch trên 40 tỉ USD. Tuy nhiên, do thiếu công nghiệp phụ trợ, nên hầu hết nguyên liệu phục vụ sản xuất phải nhập khẩu, khiến giá thành sản phẩm bị "đội" lên, làm giảm lợi thế cạnh tranh với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu dệt may lớn.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ để đón sóng đầu tư nước ngoài

THÙY CHI-ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Chiều 15.9, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương diễn ra hội thảo “Sự chuyển dịch chuỗi cung ứng - cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam”.

Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam: Có cơ hội tiếp cận nguồn vốn từ Hàn Quốc

T.Dũng |

Trung tâm Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Việt Nam - Hàn Quốc sẽ hỗ trợ giúp doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, từ đó doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Liên kết trong phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đi vào chiều sâu và thực chất

Thanh Hằng |

Mới đây, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã khởi động Chương trình hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Chương trình có sự tham gia của Công ty Ôtô Toyota Việt Nam.

Nước rút, nắng lên, người dân Yên Bái tất bật về nhà sau bão lũ lịch sử

Trần Bùi |

Sáng 12.9, nước đã rút, những tia nắng đầu tiên xuất hiện, người dân thành phố Yên Bái bắt đầu tập trung tìm kiếm những gì còn sót lại và vệ sinh nhà cửa.

Xảy ra 70 sự cố đê điều tại 11 tỉnh/thành

Khương Duy |

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NNPTNT) cho biết, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3. Cả nước xảy ra 70 sự cố đê điều.

Bắc Ninh tiếp tục sơ tán 450 hộ dân trong đêm

Vân Trường |

450 hộ dân trong một khu phố ở TP Bắc Ninh đã được sơ tán đến nơi an toàn vào rạng sáng nay khi mực nước sông khu đê bối dâng cao, có dấu hiệu tràn qua mặt đê.

Bản tin công đoàn: Tăng lương với giáo viên hợp đồng 111

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung sau: Tổng LĐLĐVN kêu gọi quyên góp ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão; Giáo viên ký hợp đồng 111 có được tăng lương?...