Phí bảo trì chung cư: Nộp từ đầu cho chủ đầu tư là "giao trứng cho ác"

Thế Lâm |

Hiện có hai luồng ý kiến từ cơ quan quản lí (Sở Xây dựng TP.HCM) và hiệp hội chuyên ngành (Hiệp hội Bất động sản TP.HCM-HoREA) về phí bảo trì chung cư gây chú ý. Sở đề xuất bỏ phí bảo trì chung cư trong khi hiệp hội lại đề xuất khoản phí bảo trì 2% hợp đồng mua bán căn hộ sẽ do chủ sở hữu chung cư đóng trong 5 năm đầu để giảm gánh nặng cho người mua nhà.

Kẽ hở cho việc chiếm dụng

Quy định hiện hành phí bảo trì 2% giá trị căn hộ sẽ được chủ đầu tư (CĐT) thu trực tiếp từ khách hàng khi bàn giao căn hộ và tạm giữ. Tại một số chung cư, khoản phí chung cư lên đến cả trăm tỉ đồng và bị CĐT chiếm dụng, chây ì mãi mới trả. Tình trạng này khá phổ biến chính là một trong nhiều nguyên nhân lớn dẫn đến tranh chấp tại nhiều chung cư.

Tại TP.HCM, trong số 44 vụ tranh chấp chung cư được Sở Xây dựng thụ lí thì có đến 34 vụ (77%) tranh chấp liên quan đến phí bảo trì. Chung quy, hầu hết trường hợp trong khoảng thời gian 12 tháng đầu khi chung cư chưa thể tổ chức hội nghị nhà chung cư, chưa thành lập ban quản trị, quỹ bảo trì chung cư từ hàng chục cho đến hàng trăm tỉ đồng do CĐT nắm giữ và mặc nhiên chiếm dụng, không được giải trình một cách minh bạch về việc sử dụng, về các khoản lãi phát sinh.v.v…

Trong khi đó, theo khảo sát của Bộ Xây dựng, trong số 108 vụ tranh chấp chung cư xảy ra trong thời gian qua thì số vụ tranh chấp liên quan tới phí bảo trì lên đến 36%.

Chính vì thế, phương án thu phí bảo trì ngay từ đầu khi CĐT bàn giao nhà cho người mua và giữ trong tài khoản CĐT tự mở và tự quản lí mà không có bất cứ sự giám sát nào đang hoàn toàn gây mất niềm tin đối với cư dân.

Đó chính là nguyên nhân lớn nhất mà hầu hết cư dân không muốn nộp phí bảo trì ngay từ đầu, về pháp lí thì CĐT tạm giữ, song trên thực tế sau khi ban quản trị chung cư được thành lập thì cũng không dễ đòi toàn bộ quĩ bảo trì từ CĐT.

Anh T, cư dân tại một chung cư ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TP.HCM) bày tỏ: “Không cần thiết đóng quĩ bảo trì ngay từ đầu chỉ tạo kẽ hở cho CĐT chiếm dụng”. Trong khi đó, tại chung cư M (Quận 4), cư dân nhiều lần chất vấn để minh bạch hóa quỹ bảo trì thì CĐT phớt lờ. Anh N, một cư dân tại chung cư này cho rằng, tiếp tục để phí bảo trì cho CĐT nắm giữ và chiếm dụng chẳng khác nào “giao trứng cho ác”.

“Buông” phí bảo trì, coi chừng “lợi bất cập hại”

Theo lí giải của anh T, đề xuất của HoREA là CĐT đóng phí bảo trì trong 5 năm đầu chính là khoảng thời gian chung cư còn được bảo hành cũng chưa chắc là giải pháp tối ưu. Bởi nếu vậy, CĐT sẽ chuyển hóa khoản phí nào vào giá bán căn hộ, thì đâu cũng vào đấy. Thậm chí, tiếng là CĐT chịu khoản phí bảo trì nhưng khách hàng thì phải chịu giá mua cao hơn.

Buông lỏng việc thu phí bảo trì cũng có thể dẫn đến tình trạng chây ì thiếu kinh phí sửa chữa kịp thời khi chung cư xuống cấp (ảnh:LDO).
Buông lỏng việc thu phí bảo trì cũng có thể dẫn đến tình trạng chây ì thiếu kinh phí sửa chữa kịp thời khi chung cư xuống cấp. Ảnh:LDO.

Phương án đóng phí bảo trì theo năm cũng được anh N. phân tích cho thấy các “nguy cơ”. Thứ nhất, tình trạng chây ì đóng các loại phí tại chung cư khá phổ biến, khi cần kinh phí để sửa chữa gấp các phần sở hữu chung bị xuống cấp sẽ gặp khó khăn. Thứ hai, nếu cho đóng theo năm mà cư dân không đóng hoặc chậm trễ thì các biện pháp chế tài có đủ nghiêm và chặt để xử lí hay không…

Giải pháp được anh T và anh N cùng tán đồng là thu phí bảo trì từ đầu nhưng không để CĐT toàn quyền nắm giữ mà cần có cơ chế đồng chủ tài khoản với sự giám sát của các cơ quan chức năng. Như vậy, CĐT không thể “tự tung tự tác” với quỹ này, và nếu cần trích ra sửa chữa chung cư khi ban quản trị chưa được thành lập thì cần họp cư dân lại để lấy ý kiến chứ các bên đồng chủ tài khoản cũng không được toàn quyền quyết định.

Thế Lâm
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Loạt chung cư, cao ốc sai phạm xây dựng bị “bêu tên"

Phan Anh |

Hà Nội vừa công khai danh sách 43 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tồn đọng trên địa bàn. Đáng chú ý, trong số này có nhiều công trình chung cư, cao ốc của những doanh nghiệp tên tuổi.

Bẫy mới đáng lo cho những người ở chung cư

Phan Anh (T/H) |

Thời gian gần đây những người ở chung cư tại TPHCM hoang mang trước thông tin nhiều phần tử xấu ngoài xã hội tìm cách chui vào Ban quản trị chung cư để trục lợi cá nhân.

Chiếm dụng hàng ngàn tỉ đồng phí bảo trì chung cư mà vẫn “ung dung” được sao?

Thế Lâm |

Trong báo cáo gửi Thủ tướng về tình trạng cư dân khiếu nại, phản đối chủ đầu tư tại các dự án bất động sản hiện nay, Bộ Xây dựng đã có đề xuất Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức điều tra, khởi tố, truy cứu trách nhiệm đối với các chủ thể có hành vi vi phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng, vận hành nhà chung cư.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.