“Quy chuẩn” nào của làng nghề nước mắm truyền thống Nam Ô?

HOÀNG VINH |

Nghề làm nước mắm truyền thống Nam Ô (Đà Nẵng) xuất hiện gần với "tuổi" của làng. Hơn 700 năm lập làng thì gần như là chừng ấy tuổi của nghề làm nước mắm tại đây. Vậy bí quyết nào để một nghề truyền thống gần như trường tồn với làng biển dưới chân đèo Hải Vân này?

Nam Ô là một làng chài nhỏ cách chân đèo Hải Vân 3 km về phía Nam, thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề nước mắm truyền thống. Đây là “bí quyết gia truyền” được cha ông truyền lại từ đời này sang đời khác. “Quy chuẩn” của nghề làm nước mắm ở đây thực chất đó chỉ là những công thức truyền miệng, "cầm tay chỉ việc" từ đời này sang đời khác.

Bà Nguyễn Thị Lự (SN 1945, trú tổ 49 phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu), người có hơn 50 năm làm nghề nước mắm cho biết, nghề làm mắm của bà được truyền trong gia đình từ gần 100 năm nay. Để có được một nước mắm ngon, điều quan trọng đó là chọn cá và chọn muối. Cá làm mắm có nhiều loại, tuy nhiên để làm mắm ngon chỉ có duy nhất một loại cá là cá cơm than.

“Muốn có loại nước mắm thơm và ngon thì chỉ chọn loại cá cơm than. Thông thường người dân nơi đây làm mắm nhiều vào tháng 3 và tháng 7, vì đó là thời gian cá cơm than nhiều và tươi nhất”, bà Lự nói.

Bà Lự cho rằng, khi chọn cá thì chọn con tươi, không quá to hoặc quá nhỏ. Muối để ướp cá thì chọn muối Sông Cầu (tỉnh Phú Yên) hoặc muối Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi), với điều kiện hạt muối hơi vàng và khô.  

Bà Lự cho hay, để làm mắm, quy trình và công thức rất chặt chẽ. Đây là khâu quyết định đến quá trình cho ra nước mắm, nếu sai một bước sẽ dẫn đến mắm hư. Điều này bà được cha ông của mình dặn rất kỹ khi bước vào học nghề làm mắm. Thông thường, người dân sẽ ướp 3 tô cá và 1 tô muối hoặc 9 tô cá 4 tô muối. Sau đó, trộn cho cá và muối đều với nhau. Quá trình trộn cá với muối cũng là rất quan trọng, nếu trộn không đều sẽ ra mắm không ngon.

“Điều đặc biệt tạo nên thương hiệu của nước mắm Nam Ô chính là mắm được làm bằng phương pháp thủ công và không sử dụng bất cứ thứ gì liên quan đến hóa chất. Cá và muối trộn đều và bỏ vào chum đất hoặc lu đất rồi ủ trong vòng 1 năm, sau đó đem đi lọc, mới ra thứ nước mắm nguyên chất”, bà Lự chia sẻ.

Nước mắm nổi tiếng của người dân Nam Ô được làm bằng phương pháp thủ công và không hề có chất phụ gia hoặc hóa chất. Ảnh: Hoàng Vinh
Nước mắm nổi tiếng của người dân Nam Ô được làm bằng phương pháp thủ công và không hề có chất phụ gia hoặc hóa chất. Ảnh: Hoàng Vinh

Còn bà Trần Thị Hai (SN 1964, tổ 49 phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) cho biết, bà đã làm nước mắm được hơn 30 năm. Theo bà Hai, mắm phải được ủ đúng 1 năm, nếu lọc sớm quá thì nước mắm sẽ không ngon và không thơm, thậm chí có mùi rất nặng. Giá thành của mỗi lít nước mắm nơi đây là 60.000 đồng. Mỗi năm, gia đình bà bán ra hàng ngàn lít nước mắm, cung cấp cho thị trường từ Bắc đến Nam.

Chính vì những điều căn bản trong cách làm nước mắm, được người dân nơi đây khắc cốt ghi tâm, bên cạnh đó là giá thành phải chăng cùng quá trình làm mắm thủ công, chắc chắn không có một chút hóa chất độc hại, nước mắm Nam Ô đã nổi tiếng và đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.

Cá và muối trộn đều và bỏ vào chum đất hoặc lu đất rồi ủ trong vòng 1 năm sau đó đem đi lọc, mới ra thứ nước mắm nguyên chất. ảnh: Hoàng Vinh
Cá và muối trộn đều và bỏ vào chum đất hoặc lu đất rồi ủ trong vòng 1 năm, sau đó đem đi lọc, mới ra thứ nước mắm nguyên chất. Ảnh: Hoàng Vinh

Bà Lự và bà Hai tâm sự rằng, dù công nghệ hiện đại, có nhiều loại máy móc hỗ trợ thay cho việc sản xuất thủ công nhưng đến nay, những cơ sở sản xuất mắm Nam Ô vẫn làm mắm hoàn toàn thủ công và không hề có hóa chất độc hại. Đó chính là thứ quý giá nhất tạo nên thương hiệu nổi tiếng cho nước mắm Nam Ô.

HOÀNG VINH
TIN LIÊN QUAN

Quy chuẩn nước mắm để “tham khảo” nhưng lại phi thực tế

THUỲ TRANG |

Ông Phan Thành Đức – Giám đốc Công ty CP Thuỷ sản Nam Ô, một trong những nơi đang duy trì sản xuất thương hiệu nước mắm Nam Ô nổi danh tại Đà Nẵng cho rằng, những người soạn Dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về quy phạm thực hành sản xuất nước mắm chỉ là để “tham khảo”, nhưng nó lại phi thực tế với nước mắm truyền thống và có nguy cơ "giết chết" các doanh nghiệp.

Nước chấm - nước mắm: Phải minh bạch tên gọi

QUANG NGHĨA - ĐỨC THÀNH |

Mặc dù đơn vị sản xuất chỉ ghi trên bao bì là nước chấm nhưng khi ra siêu thị, loại sản phẩm này vẫn “đường hoàng” được ghi là nước mắm gây ra những hiểu lầm cho người tiêu dùng. Đã đến lúc cần phải định danh lại rõ hai loại sản phẩm này.

Nước mắm truyền thống than đang bị “bức tử”

Khánh Vũ |

Một số hội, hiệp hội, câu lạc bộ vừa có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam "kêu cứu" trước nguy cơ nước mắm truyền thống không có đất tồn tại nếu bị đánh tráo khái niệm với nước chấm công nghiệp.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.