KIỂM TRA NHÀ MÁY NƯỚC SẠCH TẠI 15 TỈNH, THÀNH:

Rà soát lỗ hổng để tránh “bê bối” nước sinh hoạt

T.CHÍ - T.VƯƠNG |

Trước những bê bối về nước nhiễm dầu của Nhà máy Nước sông Đà, hay bê bối công trình Nhà máy Nước sông Đuống chưa nghiệm thu đã đưa vào sử dụng, Bộ Xây dựng cùng các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế đã lập đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra hoạt động của các nhà máy nước sạch tại 15 tỉnh thành trong cả nước, mục tiêu chính tập trung vào chất lượng nguồn nước và giá bán nước sinh hoạt cho người dân.

Các vụ “bê bối” nước sinh hoạt diễn ra liên tục

Tại Hà Nội, hai nhà máy nước mặt lớn nhất là Nhà máy Nước sông Đà và Nhà máy Nước sông Đuống đều sử dụng ống nước của Cty TNHH Sản xuất Ống (Trung Quốc). Đây chính là doanh nghiệp mà năm 2016 đã trúng thầu cung cấp ống nước cho đường ống nước sông Đà nhưng đã bị Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo dừng ký hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc này. Như các thông tin đã đưa, đường ống nước sông Đà đã vỡ hàng chục lần. Còn Nhà máy Nước sông Đuống ngày 3.6.2019 cũng bị xảy ra sự cố vỡ đường ống nước. Chính đại diện Nhà máy nước sông Đuống xác nhận với PV Lao Động, sự cố vỡ đường ống nước dùng ống gang dẻo Xinxing.

Mới đây nhất, tại điểm đầu đường Nguyễn Văn Linh (phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội) - đối diện Trung tâm thương mại Savico MegaMall, cuối tháng 10.2019, một đường ống nước xảy ra sự cố, bị rò rỉ nước lên bề mặt đường tạo thành những vũng nước lớn. Song, không đơn vị nào nhận đường ống nước này là chủ sở hữu.

Về việc này, đại diện Cty CP nước sạch số 2 Hà Nội khẳng định, Cty đã cho kiểm tra kỹ càng và đường ống vỡ không thuộc hệ thống ống của nước sạch của đơn vị; đại diện Cty CP Nước mặt sông Đuống cũng cho biết, đây không phải đường ống trong hệ thống của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo đại diện Trung tâm thương mại Savico MegaMall, phía Trung tâm hiện đang ký hợp đồng mua nước của Cty CP nước sạch số 2 Hà Nội nhưng Cty này lại dùng nước của Cty CP Nước mặt sông Đuống. Vụ việc khiến Trung tâm thương mại Savico MegaMall bị mất nước trong nhiều ngày.

Cũng chỉ trong 2 tháng qua, ngoài những sự cố nhỏ như mất nước, vỡ đường ống nước thì bê bối gây rúng động như nước sông Đà nhiễm dầu làm đảo lộn sinh hoạt hàng vạn người dân Hà Nội. Tiếp theo, thời gian gần đây, Nhà máy Nước sông Đuống được quảng bá là nhà máy nước hiện đại Đông Nam Á bị phát hiện đưa vào sử dụng chưa được nghiệm thu.

Với những vụ bê bối liên tục như vậy, trong đó đặc biệt liên quan đến tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm và việc cung cấp nước sạch từ CTCP Đầu tư Nước sạch sông Đà không bảo đảm chất lượng, ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn người dân khu vực Tây Nam TP.Hà Nội, ngày 15.10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương kiểm tra tình hình hoạt động của các nhà máy nước sạch trong cả nước để bảo đảm nguồn nước an toàn phục vụ nhân dân.

Cần tập trung đảm bảo chất lượng nước, không để xảy ra sự cố

Tham gia đoàn kiểm tra có các thành viên thuộc: Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng); Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Cục Quản lý môi trường y tế (Bộ Y tế); Cục Quản lý Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường); Vụ Nguồn nước và Nước sạch nông thôn, Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thuộc Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)...Đoàn kiểm tra sẽ làm việc tại 15 tỉnh, thành từ 20.11 đến hết 19.12, gồm: TPHCM, Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Cần Thơ, Cà Mau. Khi làm việc với các địa phương, đoàn kiểm tra sẽ yêu cầu báo cáo về tình hình cấp nước, chủ trương xã hội hóa về cấp nước thông qua việc cổ phần hóa doanh nghiệp cấp nước, doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư vận hành công trình cấp nước...

Trả lời PV Lao Động, lãnh đạo Cục hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng), cho biết, tới chiều 21.11, đoàn kiểm tra đã có mặt tại TPHCM tiến hành kiểm tra. Vị này cho hay, tại các đơn vị cấp nước, đoàn kiểm tra làm rõ về công nghệ xử lý; giá nước sạch bình quân; công tác bảo vệ, kiểm soát và cảnh báo sớm về chất lượng nguồn nước. “Không phải sau sự cố nước sông Đà mới kiểm tra, mà khi xảy ra sự cố thì phải có đánh giá toàn diện về việc cung cấp nước sinh hoạt. Hiện việc bảo đảm nước sinh hoạt đã có hành lang pháp lý đầy đủ, tuy nhiên vẫn phải kiểm tra, rà soát lại việc tổ chức thực hiện tại các địa phương. Trong đó, đặc biệt là chất lượng nguồn nước, các kịch bản đối phó sự cố của các nhà máy nước” - vị này nói.

Trong khi đó, trao đổi với PV Lao Động, ông Trần Quang Hưng - nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cấp thoát nước Việt Nam - cho rằng, việc cấp thiết nhất hiện nay sau sự cố sông Đà là chất lượng nguồn nước. Ông Hưng cho rằng, việc bảo vệ hành lang an toàn nguồn nước có trách nhiệm của chính quyền địa phương, cần phải thắt chặt việc này. Ngoài ra, chất lượng cấp nước sau khi nhà máy nước cổ phần hoá cũng cần quan tâm làm rõ. “Việc hiện nay, các nhà máy nước đều cổ phần thì phải xem sau cổ phần hoá thì chất lượng nước như thế nào? có bao phủ hết được khu vực cung cấp nước. Việc này cần có câu trả lời là việc để tư nhân tham gia vào các nhà máy nước thì có bảo đảm chất lượng nước hay không?” - ông Hưng nói.

T.CHÍ - T.VƯƠNG
TIN LIÊN QUAN

Toàn cảnh vụ nước sông Đuống: Từ dự án 5000 tỉ đến lùm xùm giá nước

Nguyễn Hà - Nhật Huy |

Giai đoạn I dự án nhà máy nước mặt sông Đuống đã khánh thành ngày 5.9 với mức đầu tư gần 5.000 tỉ đồng với công suất 300.000m3/ngày đêm. Tuy nhiên, việc Nhà máy nước sông Đuống chưa được nghiệm thu đã đi vào hoạt động, lại dấy lên bất an về chất lượng công trình này.

Nhà máy nước sông Đuống chưa nghiệm thu đã bán nước, uỷ ban xã "lần đầu biết"

Nhóm Phóng viên |

Thời điểm nhà máy nước sông Đuống khánh thành bán nước cho dân, Cục Kiểm định chất lượng (Bộ Xây dựng) vẫn chưa có văn bản nghiệm thu dự án. Cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức từ Bộ Xây dựng về việc nghiệm thu dự án này. Trao đổi với phóng viên mới đây, lãnh đạo các xã Trung Mầu, Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) - nơi đang được cung cấp nước từ nhà máy sông Đuống tỏ ra bất ngờ trước thông tin này.

Đề xuất đưa kinh doanh nước sạch vào kinh doanh có điều kiện

Đặng Chung - Cao Nguyên |

Góp ý về dự thảo Luật Đầu tư (sửa đổi), nhiều đại biểu đề xuất cần đưa việc kinh doanh nước sạch vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bởi nước sạch không chỉ là lĩnh vực kinh doanh đơn thuần, mà đây còn là vấn đề “an ninh nguồn nước”, “an ninh quốc gia”.

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Vàng nhẫn tăng cao kỷ lục

Khương Duy |

Cập nhật giá vàng sáng 23.9: Kim loại quý đang neo ở ngưỡng kỷ lục nhiều tuần. Trong nước giá vàng nhẫn tròn trơn lên tới 80,5 triệu đồng/lượng.

Lãnh đạo Bệnh viện Mường Lát ký khống hồ sơ cho 18 sinh viên

Trần Lâm |

Thanh Hóa - 18 sinh viên không thực tập tại Bệnh viện Đa khoa huyện Mường Lát nhưng vẫn được lãnh đạo bệnh viện này ký khống xác nhận.

Xảy ra động đất ở Mộc Châu

Đặng Tình |

Ngày 23.9, tại Sơn La, một trận động đất mạnh 3,3 độ richter xảy ra trên địa bàn huyện Mộc Châu.

Ngập lụt cục bộ, hơn 10.000 học sinh Hà Tĩnh nghỉ học

TRẦN TUẤN |

Sáng 23.9, tại Hà Tĩnh có mưa to gây ngập cục bộ một số tuyến đường nên đã có hơn 10.000 học sinh được cho nghỉ học.

Vụ phụ huynh “sợ” các khoản thu đầu năm: Kiểm điểm cô giáo

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Sau khi phụ huynh tại một trường tiểu học (ở thị xã Nghi Sơn) bức xúc, "thấy sợ" về các khoản thu đầu năm học, nhà trường đã kiểm điểm một cô giáo.