Sớm triển khai cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn: Cú hích cho khu vực phía Bắc

Lâm Anh |

Gỡ áp lực về vận tải, ngăn chặn nguy cơ TNGT trên tuyến QL1, việc triển khai sớm đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng trên tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn được nhận định sẽ tạo bẩy kích thích tăng trưởng GDP, tăng cường quốc phòng - an ninh, thu hút đầu tư và phát triển du lịch cho các tỉnh phía Bắc.

Hiện nay, việc lưu thông từ Hà Nội đến các tỉnh miền núi phía Bắc (Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng...) theo tuyến QL1 đang tạo áp lực lớn về vận tải, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ùn tắc và TNGT. Trong khi đó cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn – tuyến vận tải giúp san sẻ gánh nặng đó - vẫn đang trong giai đoạn triển khai.

Cụ thể, đoạn Hà Nội - Bắc Giang đã được đầu tư hoàn thành từ tháng 5.2016, đoạn Bắc Giang – TP. Lạng Sơn đang triển khai thi công, dự kiến hoàn thành năm 2019.

Chỉ còn đoạn tuyến cuối cùng cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, là một trong ba đoạn tuyến của Hành lang kinh tế giao thương Việt Nam - Trung Quốc hiện vẫn chưa được triển khai đầu tư. Trong khi đó, phía Trung Quốc, đường cao tốc Nam Hữu nối TP. Nam Ninh với cửa khẩu Hữu Nghị, quy mô 4 làn xe, đã đưa vào khai thác từ tháng 12.2005.

Vì thế, khi các đoạn tuyến từ Hà Nội - Chi Lăng (Lạng Sơn) hoàn thành đưa vào khai thác (dự kiến vào năm 2019) vẫn chưa thể phát huy đồng bộ hiệu quả, chưa thể kết nối Hành lang Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng.

Trước thực tế đó, Bộ GTVT cho rằng việc sớm triển khai đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng là rất cần thiết, bởi việc hoàn thành đoạn tuyến này đồng nghĩa với việc toàn bộ tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn được đưa vào khai thác, giúp rút ngắn không gian và thời gian đi lại giữa Lạng Sơn với Hà Nội, Hải Phòng đồng thời kết nối tỉnh biên giới Lạng Sơn với các tỉnh, Tp.Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng và cùng với cao tốc Nam Hữu nối TP. Nam Ninh (Trung Quốc) với cửa khẩu Hữu Nghị (Việt Nam) tạo thành tuyến cao tốc Nam Ninh - Hải Phòng. Đây là một trong những tuyến đường hợp tác phát triển tiểu vùng sông Mekong mở rộng và là tuyến giao thương chính giữa Trung Quốc và các nước ASEAN trong chương trình phát triển “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”. 

Với vai trò quan trọng, cần sớm đầu tư hoàn thành tuyến đường, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng, đồng thời cho phép triển khai trước công tác thiết kế kỹ thuật theo Hiệp định khoản vay hỗ trợ kỹ thuật số 2460-VTE do Ngân hàng ADB tài trợ. Trên cơ sở đó, ngày 14.6.2016, Bộ GTVT đã phê duyệt đầu tư Dự án tại Quyết định số 1833/QĐ-BGTVT, dự kiến đầu tư giai đoạn 2016-2019. Hiện, Tổng Cty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã hoàn thành lập thiết kế kỹ thuật, dự toán, báo cáo kế hoạch GPMB, tái định cư, đánh giá tác động môi trường theo yêu cầu của Nhà tài trợ và đang chờ ký Hiệp định vay vốn để triển khai công tác đấu thầu và thi công công trình.

Tuy nhiên, việc ký hiệp định vay vốn cho tuyến cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn (đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng) còn phụ thuộc vào tiến độ báo cáo Chính phủ kết quả thẩm định phương án tài chính Dự án từ phía Bộ Tài chính. Hiện Bộ Tài chính đã có dự thảo văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về cơ chế tài chính của Dự án và đang lấy ý kiến của NHNN, Bộ KHĐT, Bộ GTVT, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), VEC. Bộ KHĐT đã có công thư gửi Ngân hàng ADB thống nhất về chương trình tài trợ 2018-2020.

Theo kết quả thẩm định của VDB, với phương án tài chính do VEC kiến nghị lựa chọn, dự án có tính khả thi về mặt tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu về tài chính quan trọng nhất đều khá tích cực như giá trị hiện tại thuần dương và chỉ số nội hoàn tài chính lớn hơn lãi suất chiết khấu…

Trước đó, trên cơ sở cập nhật lại một số thông số đầu vào theo yêu cầu của Bộ Tài chính, VEC đã tính toán lại phương án tài chính Dự án và đã có văn bản gửi VDB để xem xét, thẩm định. 

Tính đến đầu tháng 10.2017, bốn tuyến cao tốc do VEC quản lý khai thác đã đón trên 100 triệu lượt phương tiện thông qua an toàn và thông suốt.

Lâm Anh
TIN LIÊN QUAN

Kê biên khối bất động sản khủng của bà chủ Xuyên Việt Oil

Việt Dũng |

Mai Thị Hồng Hạnh - bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil - bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 1.400 tỉ đồng nên cơ quan chức năng đã kê biên hàng chục bất động sản.

Cấp dưới Trương Mỹ Lan khai: Không ngờ hậu quả quá lớn

Tú Tâm |

TPHCM - Tại phiên xử Trương Mỹ Lan giai đoạn 2, trong phần thẩm vấn, nhiều cấp dưới thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố.

Sắp triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương

Xuyên Đông |

Ngày 20.9, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, sẽ triển khai một tuyến đường sắt qua Bình Dương trong năm 2025.

Lào Cai phạt quán ăn tăng giá bất thường mùa mưa lũ

Đinh Đại |

Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đã tiến hành lập biên bản và xử phạt cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Bảo Thắng.

Trường sạt lở nghiêm trọng, hàng trăm học sinh Thanh Hóa nghỉ học

QUÁCH DU |

Thanh Hóa - Do ảnh hưởng của mưa bão, một trường học đang xây dựng thì bị sạt lở nghiêm trọng. Ngay sau đó, ngành chức năng đã cho toàn bộ học sinh nghỉ học.

Miền Bắc sắp mưa rất to, có nơi vượt mốc 150mm

AN AN |

Cơ quan khí tượng dự báo khu vực đồng bằng Bắc Bộ sắp đón một đợt mưa; đặc biệt ngày 22.9 có nơi mưa rất to vượt mốc 150mm.

Giá vàng hôm nay 20.9: Vàng nhẫn tăng sốc

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 20.9 tăng mạnh ở thị trường trong nước và thế giới. Giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 sáng nay sắp bằng giá vàng miếng SJC.

Giám đốc công ty làm máy nhắn tin cho Hezbollah bị điều tra

Anh Vũ |

Công ty Gold Apollo, có trụ sở tại Đài Loan (Trung Quốc), đang bị điều tra liên quan đến vụ nổ hàng nghìn máy nhắn tin của lực lượng Hezbollah.