Tài chính thông minh: Làm sao để giàu có không chỉ dừng lại ở ba đời?

Đức Mạnh |

Người Việt Nam có quan niệm “không ai giàu ba họ", người Trung Quốc cho rằng “một gia tài không thể thọ nổi 3 thế hệ" hay ở phương Tây có “định luật Midas". Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa nằm ở hiểu biết về quản lý tài chính thông minh.

Theo tổ chức tư vấn tài sản Williams Group, có tới 70% gia đình giàu có không giữ được gia tài qua đời thứ hai và 90% không duy trì được đến đời thứ ba.

Tạp chí Forbes chỉ ra trong số 483 tỉ phú vào năm 2014 thì có 66,5% thuộc thế hệ thứ nhất, khoảng 20% thuộc thế hệ thứ hai và dưới 10% là thế hệ thứ ba. Tỉ lệ này ngày càng thu hẹp ở thế hệ thứ tư, năm và sáu.

Tổ chức U.S. Trust thực hiện khảo sát những cá nhân sở hữu hơn 3 triệu USD về việc họ đã chuẩn bị cho thế hệ tiếp theo như thế nào để quản lý khối tài sản đó.

Kết quả cho thấy, 78% người cho rằng thế hệ tiếp theo không đủ khả năng để thừa kế tài sản và 64% thừa nhận rằng họ tiết lộ ít hoặc giấu con cái về mình có bao nhiêu tiền.

Lý giải về câu hỏi tại sao gia tài khó trụ vững qua nhiều thế hệ, các chuyên gia quản lý tài chính chỉ ra những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, ý chí, nghị lực và cả năng lực, trình độ dần bị mai một.

Thứ hai là tố chất, tài năng của những người thừa kế. Không có gì để đảm bảo chắc chắn rằng cha mẹ thông minh, tài giỏi thì sinh ra con cái cũng thông minh, tài giỏi như vậy.

Thứ ba nằm ở sự biến động không ngừng của thời cuộc. Những cơn sóng bất ngờ của nền kinh tế, chính trị - xã hội... tác động đến kinh doanh, sản xuất nhiều khi không ai có thể lường trước được.

Đặc biệt khi bàn về nguyên do khiến tài sản thường “không cánh mà bay”, các chuyên gia tài chính nhấn mạnh rằng thế hệ đi sau thường không biết số tiền mình nắm giữ có giá trị lớn đến mức nào và chưa đủ năng lực để quản lý, kiểm soát tài sản đó.

 
Các chuyên gia khuyên phụ huynh nên dạy con cách quản lý tài chính thông minh thay vì giữ trẻ tránh xa đồng tiền. Ảnh: Shutterstock

Trong cuốn sách "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương", tác giả Sara Imas nhận thấy người Do Thái không chỉ truyền lại của cải vật chất, mà còn truyền lại tố chất và kỹ năng tạo ra của cải cho con cháu mình. Với họ, những thứ đó còn có giá trị hơn rất nhiều so với tiền bạc. Giá trị này không đến từ thừa kế, nó đến từ phương pháp yêu con chất lượng cao của các bậc phụ huynh người Do Thái.

Theo tác giả, tình yêu thương của các bậc cha mẹ Do Thái nhằm vào mục đích đem lại lợi ích suốt đời cho con chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu tạm thời của trẻ.

Họ thực hiện “cơ chế thị trường, không bồi dưỡng ra thế hệ ăn bám cha mẹ”, “phát huy tố chất triệu phú của mỗi đứa trẻ”, “nắm bắt kỹ năng quản lý từ nhỏ”, “trì hoãn thỏa mãn của con để cho chúng hiểu cha mẹ”, “cha mẹ làm quân sư quan sát, tham mưu, nhắc nhở con, không đào tạo con thành một kẻ tầm thường”…

Từ đây, Sara Imas gửi đi thông điệp rằng dù phụ huynh có đem toàn bộ tính mạng, của cải, địa vị, thời gian, tinh thần và sức lực cho con thì trẻ cũng không thể hạnh phúc cả đời. Giáo dục tài chính từ khi mới 3 tuổi sẽ giúp trẻ hiểu về giá trị của đồng tiền, bồi dưỡng khả năng quản lý tài sản. Từ đó sự thịnh vượng mới có thể dài lâu.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, quý độc giả đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào tối thứ Năm hàng tuần, có sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Đức Mạnh
TIN LIÊN QUAN

Tài chính thông minh: "Chân tướng" giàu giả, sang ảo

Đức Mạnh |

Khao khát thể hiện đẳng cấp với mọi người xung quanh, nhiều người đã bất chấp giàu "ảo" trên mạng xã hội bằng mọi cách. Trong chương trình Tài chính thông minh số 3 trên laodong.vn, TS Hoàng Thị Bảo Thoa sẽ chia sẻ về "chân tướng" thói giàu giả, sang ảo; thước đo chính xác của sự giàu có và cách để chạm tới nó.

Tài chính thông minh: Sai lầm tai hại khiến nghèo lại hoàn nghèo

Mạnh Linh |

Lúc khỏe mạnh, ăn nên làm ra không lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, không lập quỹ dự phòng rủi ro…đến khi sự cố, tai họa bất ngờ ập đến, nhiều người không cầm cự nổi. Phải quản lý tài chính cá nhân như thế nào để chống chịu với những rủi ro như COVID, ốm đau, mất việc? Câu trả lời sẽ có trong chương trình Tài chính thông minh số 2 trên laodong.vn.

Tài chính thông minh: Tiền nhiều đã gọi là giàu?

Hải Linh |

Phần lớn mọi người có xu hướng liên hệ sự giàu có với tiền bạc. Song, GS.TS Andreas Stoffers - cựu banker lão làng từng đảm nhiệm nhiều vị trí cấp cao của Deutsche Bank tại Đức và Đông Nam Á cho rằng giàu có là khái niệm rộng lớn, không dừng ở tiền. Trong số đặc biệt của chương trình Tài chính thông minh, Chủ tịch Alpha Books, ông Nguyễn Cảnh Bình và GS.TS Andreas Stoffers sẽ chia sẻ nhiều góc nhìn mới về tiêu chuẩn giàu đa chiều.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.