Tại sao ông Hồ Quang Cua muốn nhượng bản quyền gạo ST25 cho Nhà nước?

Cường Ngô |

Nói về lý do muốn nhượng bản quyền gạo ngon ST25 cho Nhà nước, ông Hồ Quang Cua cho biết, vấn đề quản lý giống hiện nay rất phức tạp, tình trạng gạo giả, gạo nhái cũng xuất hiện nhiều. Chính vì vậy, khi Nhà nước quản lý giống, mọi việc sẽ thuận lợi hơn.

Sau khi gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu ở Mỹ và mới đây là ở Úc, Anh hùng lao động Hồ Quang Cua - "cha đẻ" gạo ngon nhất thế giới năm 2019 - bày tỏ mong muốn được nhượng bản quyền giống lúa thơm ST25 lại cho Nhà nước.

Trao đổi với PV Lao Động, ông Hồ Quang Cua cho biết, đây là mong muốn từ lâu của ông, chứ không phải bây giờ nhen nhóm. Lý do ông đưa ra là vấn đề quản lý giống hiện nay rất phức tạp, tình trạng gạo giả, gạo nhái cũng xuất hiện nhiều, là vấn đề nhức nhối không chỉ với doanh nghiệp, nhà nghiên cứu. Chính vì vậy, khi Nhà nước quản lý giống, mọi việc sẽ thuận lợi hơn.

"Tôi đã bỏ ra tâm huyết, sức lực để nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo được nên chỉ muốn nhượng quyền lại để cho Nhà nước quản lý phát triển cho tốt, chứ một mình doanh nghiệp gia đình tôi không làm nổi", ông Hồ Quang Cua nói.

Kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ của giống gạo ST25. Ảnh: Nhật Hồ
Kỹ sư Hồ Quang Cua, cha đẻ của giống gạo ST25. Ảnh: Nhật Hồ

Còn về vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25 tại thị trường nước ngoài, ông Cua cho rằng: "Đúng là ở thị trường Mỹ, tôi đã thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ. Ở các thị trường khác, tôi nhờ Tập đoàn PAN đăng ký bảo hộ".

Quy trình nhượng bản quyền cho Nhà nước thế nào?

Về vấn đề nhượng quyền giống lúa thơm ST25 cho nhà nước, dưới góc độ pháp lý, luật sư Lê Minh - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, về quyền đối với giống cây trồng thì có thể chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng, hoặc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng.

Trong đó chủ bằng bảo hộ giống cây trồng chuyển giao toàn bộ quyền đối với giống cây trồng đó cho bên nhận chuyển nhượng.

Bên nhận chuyển nhượng trở thành chủ bằng bảo hộ giống cây trồng kể từ ngày hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Việc chuyển giao quyền sử dụng giống cây trồng được thực hiện bằng hình thức ký hợp đồng hoặc bằng văn bản xác nhận. Việc chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng và phải làm thủ tục đăng ký.

"Như vậy về dân sự, người sở hữu quyền đối với giống cây trồng có thể chuyển giao cho một đơn vị sự nghiệp, tổ chức có chức năng nghiên cứu, ứng dụng giống cây trồng thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập thông qua hợp đồng", Luật sư Minh cho hay.

Ngoài ra trường hợp hiến, biếu, tặng, cho, chuyển giao khác thì theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản này sẽ được Nhà nước Việt Nam tiếp nhận và được chuyển thành tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Theo quy định tại Điểm d, đ, Khoản 9 Điều 5, Nghị định số 29/2028/NĐ-CP thì có thể chuyển giao cho Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính phân cấp; còn chuyển giao cho chính quyền địa phương, thì Sở Tài chính là đơn vị chỉ trì.

Cường Ngô
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia nói về hậu quả của việc không đăng ký thương hiệu gạo ST25

Nhóm PV |

Các doanh nghiệp có thể phải tạm dừng xuất khẩu, thậm chí ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ giống lúa,... Đó là những ý kiến, phân tích của các chuyên gia nông nghiệp khi trao đổi với Lao Động về những hệ luỵ của việc không đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25.

Liên tiếp các doanh nghiệp Mỹ, Australia đăng ký nhãn hiệu gạo ST25: Ông Hồ Quang Cua lên tiếng

Cường Ngô |

Ông Hồ Quang Cua cho biết, đã uỷ quyền cho luật sư tại Mỹ để nhanh chóng nộp hồ sơ, đăng ký bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ tại thị trường Mỹ - sau động thái có 5 doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu gạo ST25.

Cần làm gì để thương hiệu gạo ST25 không bị đăng ký mất nhãn hiệu ở Úc?

Anh Tuấn |

Theo lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, nếu không muốn thương hiệu gạo ST25 bị phía doanh nghiệp Australia đăng ký, doanh nghiệp Việt sẽ có 2 tháng để phản đối nhãn hiệu bằng cách nộp đơn Thông báo dự định phản đối đến Văn phòng IP Australia.

Chưa phải là thời điểm tốt để lướt sóng chứng khoán

Gia Miêu |

Nhà đầu tư không nên sử dụng margin trong giai đoạn thị trường chứng khoán điều chỉnh sau khi không thể chinh phục ngưỡng 1.300 điểm.

Giá vàng hôm nay 5.10: Vàng nhẫn bán được giá hơn vàng miếng

Khương Duy |

Giá vàng hôm nay 5.10: Giá vàng nhẫn trơn tiếp tục tăng mạnh. Giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng SJC.

Doanh nghiệp xây dựng trái phép 2.800m2 không bị xử phạt

QUANG ĐẠI |

Nghệ An - Công ty TNHH Kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản Tám Oanh (huyện Diễn Châu) xây dựng trái phép trên diện tích 2.800m2.

TPHCM xây cầu đi bộ gần 1.000 tỉ đồng nối Quận 1 - Thủ Thiêm

MINH QUÂN |

UBND TPHCM vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, nối Quận 1 - Thủ Thiêm với tổng vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng.

Nhiều dự án nhà ở xã hội tại Ninh Bình vẫn “nằm trên giấy”

NGUYỄN TRƯỜNG |

Chương trình phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) cho công nhân và NƠXH cho người có thu nhập thấp trên địa bàn của tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được phê duyệt với tổng số 5.573 căn. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, các dự án NƠXH tại Ninh Bình vẫn chỉ “nằm trên giấy”.

Chuyên gia nói về hậu quả của việc không đăng ký thương hiệu gạo ST25

Nhóm PV |

Các doanh nghiệp có thể phải tạm dừng xuất khẩu, thậm chí ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ giống lúa,... Đó là những ý kiến, phân tích của các chuyên gia nông nghiệp khi trao đổi với Lao Động về những hệ luỵ của việc không đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ST25.

Liên tiếp các doanh nghiệp Mỹ, Australia đăng ký nhãn hiệu gạo ST25: Ông Hồ Quang Cua lên tiếng

Cường Ngô |

Ông Hồ Quang Cua cho biết, đã uỷ quyền cho luật sư tại Mỹ để nhanh chóng nộp hồ sơ, đăng ký bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ tại thị trường Mỹ - sau động thái có 5 doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu gạo ST25.

Cần làm gì để thương hiệu gạo ST25 không bị đăng ký mất nhãn hiệu ở Úc?

Anh Tuấn |

Theo lãnh đạo Cục Sở hữu trí tuệ, nếu không muốn thương hiệu gạo ST25 bị phía doanh nghiệp Australia đăng ký, doanh nghiệp Việt sẽ có 2 tháng để phản đối nhãn hiệu bằng cách nộp đơn Thông báo dự định phản đối đến Văn phòng IP Australia.