Tăng tốc điện khí hóa lỏng

Hà Chiến - Hùng Nguyễn |

Hàng loạt các dự án điện khí hóa lỏng LNG rục rịch triển khai trong thời gian gần đây cho thấy những động thái mới để điện khí kịp về đích đúng với Quy hoạch điện VIII, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Thúc đẩy những dự án tỉ USD

Mới đây, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành kết luận chính thức thống nhất chủ trương đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Nghi Sơn tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS). Dự án có tổng vốn đầu tư ước tính lên đến 2,4 tỉ USD này hiện đang thu hút sự quan tâm của 5 nhóm nhà đầu tư lớn tầm cỡ thế giới và được kỳ vọng trở thành động lực mới cho ngành năng lượng Thanh Hóa.

Nhóm đầu tư thứ nhất là JERA Co.Inc - nhà sản xuất nhiệt điện lớn nhất tại Nhật Bản, cũng là nhà nhập khẩu sử dụng LNG lớn nhất trên thế giới - và Công ty CP Tập đoàn Sovico; Nhóm thứ hai có sự góp mặt của Tổng Công ty Điện lực Nam Hàn Quốc (KOSPO), Tổng Công ty Khí Hàn Quốc (KOGAS), Tập đoàn Xây dựng và Kỹ thuật Daewoo (Daewoo E&C) và Tổng Công ty Đầu tư xây dựng và Thương mại Anh Phát - CTCP (APT); Nhóm đầu tư thứ ba là Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) và CTCP Tập đoàn T&T; Nhóm đầu tư thứ tư là Gulf Energy Development Public Company Limited (doanh nghiệp sản xuất điện tư nhân lớn nhất Thái Lan) và nhà đầu tư thứ 5 là công ty trực thuộc SK Group - một trong những tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc hoạt động trong nhiều lĩnh vực như hóa chất, chất bán dẫn, viễn thông và công nghệ sinh học.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Nghi Sơn bao gồm một nhà máy điện LNG công suất 1.500MW, một bến cảng nhập khí LNG, đê chắn sóng dài khoảng 1km và các công trình hạ tầng phụ trợ như kho chứa LNG, trạm tái hóa khí, hệ thống đường ống dẫn khí từ trạm tái hóa khí đến nhà máy điện LNG... Diện tích đất thực hiện dự án khoảng 68,2ha.

Đây là dự án lớn thứ ba của tỉnh Thanh Hóa, sau dự án Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn và dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2. Việc lựa chọn nhà đầu tư cho dự án dự kiến sẽ được thực hiện trong quý II/2024 và công tác đầu tư dự tính sẽ được hoàn thành trước năm 2030.

Trước đó, hồi cuối tháng 2.2024, UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành “tối hậu thư” về dự án điện khí LNG Quảng Ninh. Đây là dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, có quy mô 2 tổ máy, tổng công suất 1.500MW, được đầu tư xây dựng trên diện tích khoảng 60ha, tại phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả.

Dự án có tổng mức đầu tư 2,272 tỉ USD, do Công ty CP Điện khí Quảng Ninh, gồm tổ hợp nhà đầu tư: PV Power-Colavi-Tokyo Gas-Marubeni, thực hiện. Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, dự án đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, khởi công dự án trong quý III/2024.

Khẩn trương để không lỡ nhịp

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QH điện VIII) đến năm 2030 nguồn nhiệt điện khí trong nước và khí hóa lỏng (LNG) sẽ đạt hơn 37.000MW, tương ứng gần 25% tổng công suất nguồn điện, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Riêng nhiệt điện khí hóa lỏng (LNG) khoảng 24.000MW, chiếm khoảng 15%.

Theo các chuyên gia, việc phát triển điện khí là tất yếu đối với Việt Nam, bởi đây là nguồn điện nền hỗ trợ quan trọng cho hệ thống điện khi các nguồn điện từ năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng với tỉ trọng lớn. Trong khi đó, nguồn thuỷ điện đã khai thác tới hạn và việc giảm phát thải ra môi trường ngày càng được đặt ra với yêu cầu cao hơn.

Ông Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam - cho biết, đầu tư cho phát triển LNG mở ra nhiều cơ hội nhưng thiếu khung pháp lý, giá mua bán sản phẩm... Đây là khúc mắc cần khơi thông để việc phát triển LNG trong năm 2024, đáp ứng mục tiêu Quy hoạch điện VIII của Chính phủ.

Còn PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế cho rằng, Quy hoạch điện VIII xác định đến năm 2030 sẽ xây mới 13 nhà máy điện khí LNG, có tổng công suất 22.400MW và đến năm 2035 xây thêm 2 nhà máy với công suất 3.000MW. Tuy nhiên, để thực hiện 1 dự án điện khí LNG mất trên 8 năm. Điều này đồng nghĩa với việc kế hoạch xây dựng 13 nhà máy điện khí LNG sẽ phải rất khẩn trương để có thể hoàn thành đúng kế hoạch.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh còn cho rằng, thực hiện mục tiêu Quy hoạch điện VIII phải giải quyết một số vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng và cơ chế chính sách. Trước hết, cần quy hoạch đồng bộ, tập trung các dự án kho cảng nhập khẩu LNG để tiết kiệm nguồn lực xã hội, phát triển kinh tế và từ đó thúc đẩy thị trường LNG trong nước phát triển. Việc quy hoạch đồng bộ, ổn định lâu dài kho cảng, cơ sở tái khí hóa lỏng, hệ thống đường ống dẫn, cơ sở phát điện khí là cơ sở để các nhà đầu tư tính toán bỏ vốn đầu tư. Tiếp đến, Chính phủ cần quan tâm sớm hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở để triển khai xây dựng, sử dụng hạ tầng liên quan đến khí LNG, bao gồm các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, thương mại, tài chính cần phải được hoàn thiện.

Về mặt cơ chế chính sách cần phải rõ ràng, khả thi, thực tế, bảo đảm quản lý và quy định hiệu quả, xây dựng hệ thống phân phối và tiếp cận thị trường và thúc đẩy hợp tác quốc tế. Đây là cơ sở pháp lý, tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thu hút đầu tư vào các dự án điện khí.

Động thái mới nhất, ngày 13.3 vừa qua, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng.

Đối với điện khí LNG, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, những vướng mắc trong xác định giá mua điện và sản lượng cam kết mua dài hạn của các dự án điện khí là vấn đề cấp thiết, có thể ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các dự án nguồn điện và an ninh năng lượng quốc gia.

Đồng thời, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương làm rõ vướng mắc trong các quy định pháp luật hiện hành, nghiên cứu, đề xuất phương án xử lý và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo đúng trình tự, thủ tục.

Hà Chiến - Hùng Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Dự án điện khí 1,4 tỉ USD ở Đồng Nai bế tắc vì một kênh xả nước làm mát

Lâm Chiến |

Dự án Nhà máy điện (NMĐ) Nhơn Trạch 3 và 4 nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 1,4 tỉ USD đang có nguy cơ chậm tiến độ thêm vài năm do chưa thoả thuận được với đơn vị cho thuê đất. Cuối tháng 1.2024, Ban quản lý dự án NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4 cũng như chủ đầu tư là PV Power đã liên tục có văn bản gửi các cấp có thẩm quyền để kiến nghị tháo gỡ.

Khó có thể hoàn thành kế hoạch xây dựng 13 nhà máy điện khí LNG đến năm 2030

MINH ÁNH |

Cuối tháng 1.2024, tại hội thảo phát triển điện khí (LNG) ở Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam - cho biết, đầu tư cho phát triển LNG mở ra nhiều cơ hội nhưng thiếu khung pháp lý, giá mua bán sản phẩm... Đây là khúc mắc cần khơi thông để việc phát triển LNG trong năm 2024, đáp ứng mục tiêu Quy hoạch điện VIII của Chính phủ.

Cần cơ chế chính sách cho phát triển điện khí ở Việt Nam

Thu Phương |

Để thu hút nguồn lực tham gia phát triển điện khí ở Việt Nam, cần thực hiện đồng bộ khung pháp lý, công khai các quy hoạch năng lượng, tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn …

Bí ẩn tài khoản tên "Colombia" của bà trùm ma túy Oanh "Hà"

Việt Dũng |

Để vận chuyển hàng trăm kg ma túy các loại từ Campuchia về Việt Nam, Vũ Hoàng Oanh thuê người và dùng tài khoản mạng xã hội giao dịch.

Chiến lược giúp Hàn Quốc thắng Nobel Văn học và Oscar

Thùy Trang |

Chỉ trong vài năm qua, Hàn Quốc đã gặt hái nhiều thành tích mang tính lịch sử trong các lĩnh vực văn hóa từ phim ảnh, xuất bản, âm nhạc...

Người dân đề xuất giữ lại bãi biển để mưu sinh

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Người dân xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch) sau khi biết bãi biển nơi đây dự kiến thành nơi đổ chất nạo vét đã mong muốn giữ lại để mưu sinh.

Máy bay siêu thanh Nga nã bom diệt thành trì Ukraina ở Kursk

Khánh Minh |

Máy bay siêu thanh Su-34 Nga đã tiêu diệt thành trì của Ukraina ở khu vực biên giới tỉnh Kursk.

Trung tâm Bảo trợ xã hội dừng tiếp nhận bệnh nhân vì quá tải

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp 1 tỉnh Quảng Trị phải tạm dừng tiếp nhận học viên cai nghiện ma túy và bệnh nhân tâm thần kinh.

Dự án điện khí 1,4 tỉ USD ở Đồng Nai bế tắc vì một kênh xả nước làm mát

Lâm Chiến |

Dự án Nhà máy điện (NMĐ) Nhơn Trạch 3 và 4 nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có tổng mức đầu tư 1,4 tỉ USD đang có nguy cơ chậm tiến độ thêm vài năm do chưa thoả thuận được với đơn vị cho thuê đất. Cuối tháng 1.2024, Ban quản lý dự án NMĐ Nhơn Trạch 3 và 4 cũng như chủ đầu tư là PV Power đã liên tục có văn bản gửi các cấp có thẩm quyền để kiến nghị tháo gỡ.

Khó có thể hoàn thành kế hoạch xây dựng 13 nhà máy điện khí LNG đến năm 2030

MINH ÁNH |

Cuối tháng 1.2024, tại hội thảo phát triển điện khí (LNG) ở Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam - cho biết, đầu tư cho phát triển LNG mở ra nhiều cơ hội nhưng thiếu khung pháp lý, giá mua bán sản phẩm... Đây là khúc mắc cần khơi thông để việc phát triển LNG trong năm 2024, đáp ứng mục tiêu Quy hoạch điện VIII của Chính phủ.

Cần cơ chế chính sách cho phát triển điện khí ở Việt Nam

Thu Phương |

Để thu hút nguồn lực tham gia phát triển điện khí ở Việt Nam, cần thực hiện đồng bộ khung pháp lý, công khai các quy hoạch năng lượng, tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn …