Thấy gì khi mỳ ăn liền Việt Nam liên tục bị thu hồi vì dư chất EO?

Anh Tuấn |

Sau thông tin về việc Đức, Ba Lan, Malta và giờ là Đài Loan (Trung Quốc) gửi cảnh báo, thu hồi đối với sản phẩm mì ăn liền Việt Nam vì dư chất Ethylene oxide, nhiều chuyên gia cho rằng, các doanh nghiệp Việt khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trường nước ngoài cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thị trường ở quốc gia đó.

 Cần thường xuyên đánh giá quy trình sản xuất

Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian vừa qua, nhiều mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam bị cảnh báo về hàm lượng hợp chất Ethylene oxide (EO) vượt giới hạn dư lượng cho phép.

Theo đó, các sản phẩm có chứa EO bị thu hồi thuộc nhiều chủng loại. Bao gồm các chất phụ gia, gia vị, các loại hạt, thảo mộc, kem, món tráng miệng, ngũ cốc, các sản phẩm từ sữa, trái cây, rau quả, cà phê, trà, sản phẩm chế biến từ cacao. Trong đó, đối tượng được tập trung nhiều nhất là vừng, phụ gia thực phẩm E410 (locust bean gum) và các sản phẩm có liên quan.

Theo đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ, EO là một hợp chất hữu cơ thường ở dạng khí không màu, được sản xuất với quy mô lớn, ứng dụng ở nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Hợp chất này không phải phụ gia thực phẩm, hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, song, có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô.

Sản phẩm mỳ gói Omachi hương vị tôm chua do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam bị phát hiện có chứa Ethylene Oxide. Ảnh: CNA.
Sản phẩm mỳ gói Omachi hương vị tôm chua do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam bị phát hiện có chứa Ethylene Oxide. Ảnh: CNA.

Ở điều kiện bình thường, EO sẽ chuyển thành dạng khí tác dụng đến côn trùng, vi sinh vật qua cơ chế gây độc hô hấp, nên được sử dụng với mục đích khử trùng trong sản xuất thực phẩm.

Tại Châu Âu, hợp chất này được xếp vào nhóm 1B về khả năng gây ung thư, gây đột biến, độc tính sinh sản và trong nhóm 3 về độc tính cấp. Mặc dù EU đã cấm sử dụng trong nông nghiệp và khử trùng trong quá trình sản xuất thực phẩm, nhưng vẫn phát hiện ra dư lượng EO trong thực phẩm, ngay cả khi được sản xuất ở những nước trong khối EU.

Ở Việt Nam, theo Vụ Khoa học và Công nghệ, thời gian qua có một số sản phẩm bị cảnh báo về dư lượng EO khi xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, hay mới đây nhất là Đài Loan. Đây chủ yếu là những loại sản phẩm có nhiều cấu phần như mì khô, gói gia vị, gói rau, gói dầu ớt...

Do vậy, Vụ Khoa học và Công nghệ khuyến cáo, các doanh nghiệp cần thường xuyên rà soát, đánh giá quy trình sản xuất, máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng về mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.

Doanh nghiệp cần kiểm tra định kỳ các sản phẩm và nguyên liệu, đặc biệt là các cấu phần thuê mua gia công, sản xuất để đánh giá nguy cơ, kiểm soát nhằm giảm thiểu mức độ rủi ro.

Đồng thời làm việc với các nhà cung cấp để đảm bảo điều kiện sản xuất, bảo quản và vận chuyển nguyên vật liệu và bao bì không phát sinh mối nguy.

 Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thị trường

Trao đổi với Lao Động, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy - Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thuỵ Điển (kiêm nhiệm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy, Latvia) cũng cho biết, cách đây không lâu, sản phẩm mì khô vị bò gà của Công ty CP Thực phẩm Thiên Hương cũng bị thu hồi ở một số quốc gia EU vì chứa chất Ethylene oxide.

Theo bà, thông thường, việc phát hiện vi phạm an toàn thực phẩm này có thể qua kiểm tra ngẫu nhiên. Tuy nhiên, một khi đã vi phạm thì sau này, mặt hàng này sẽ bị tăng tần suất kiểm tra.

"Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt, khi xuất khẩu sản phẩm, hàng hoá sang thị trường nước ngoài cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thị trường. Bởi, khi vi phạm không chỉ làm ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh của hàng hoá Việt Nam.

"Đối với sản phẩm, hàng hoá xuất xứ Việt Nam khi xuất sang EU, phía bạn đã có hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết. Các Thương vụ cũng hướng dẫn và thường xuyên cảnh báo cho doanh nghiệp Việt.

Tuy nhiên, cũng phải khẳng định, việc sản phẩm có quá hàm lượng các chất cấm không chỉ xảy ra với sản phẩm của doanh nghiệp Việt mà nhiều quốc gia khác cũng mắc phải trường hợp tương tự, kể cả các nước trong EU cũng bị phát hiện thường xuyên.

Do vậy, việc cảnh báo với doanh nghiệp là cần thiết, nhưng nếu làm quá có thể gây tổn hại cho chính hàng xuất khẩu của Việt Nam" - bà Nguyễn Thị Hoàng Thuý khẳng định.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Masan lên tiếng về 1.440kg mỳ Omachi bị thu hồi, tiêu hủy ở Đài Loan

Cường Ngô |

Liên quan vụ mỳ Omachi xuất xứ Việt Nam bị thu hồi ở Đài Loan (Trung Quốc), Masan Consumer khẳng định không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mỳ Omachi Xốt tôm chua cay cho Công ty Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan (Trung Quốc).

Đài Loan thu hồi mỳ Omachi nhập từ Việt Nam vì chứa Ethylene Oxide

Cường Ngô |

Theo hãng tin CNA, sản phẩm mỳ Omachi nhập khẩu từ Việt Nam vừa bị cơ quan chức năng Đài Loan (Trung Quốc) thu hồi để tiêu hủy do chứa Ethylene Oxide chưa được kiểm duyệt trong gói gia vị.

QLTT Hải Dương: Phát hiện hàng chục tấn cám mỳ trộn bột đá

Mai Chi |

Hải Dương - Ngày 16.8, tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị này vừa phát hiện hàng chục tấn cám mỳ trộn bột đá của một doanh nghiệp trên địa bàn xã Hùng Thắng, huyện Bình Giang.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.