Thị phần ngày càng eo hẹp, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ cần Nhà nước tạo cầu nối

Huyền Anh (T/H) |

Mặc dù đã có nhiều giải pháp song trên thực tế, chưa nhiều doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, do vậy sự phát triển của ngành này cần được thể chế bằng luật hóa cụ thể.

Nhà nước cần tạo cầu nối

Thực tế cho thấy, dù có tiềm năng để phát triển nhưng công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đa phần doanh nghiệp trong nước còn ở dạng nhỏ và vừa, sự phát triển của ngành, thị phần phụ thuộc vào các nhà sản xuất, cung cấp ngoài nước khiến năng lực cạnh tranh chưa cao.

Theo đuổi lĩnh vực ngũ kim, cơ khí, làm hàng phụ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất gỗ trong và ngoài tỉnh, ông Dương Hải Đăng - Giám đốc Công ty TNHH Dương Đăng Phát (TP.Biên Hòa) - cho Báo Đồng Nai hay, hiện quy mô của doanh nghiệp vẫn còn rất khiêm tốn. Điều khó khăn, vướng mắc lớn nhất của doanh nghiệp là thiếu nguồn lực để mở rộng hạ tầng, cơ sở sản xuất. Đây cũng là tình trạng chung của hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Bởi đất sản xuất phù hợp quy định không có, trong khi để thuê được đất, nhà xưởng trong các khu công nghiệp là điều không phải ai cũng làm được.

Theo ông Đăng, dù chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ có nhiều nhưng doanh nghiệp chưa được thụ hưởng bao nhiêu. Ngay cả các thông tin về chính sách, không ít đơn vị còn mù mờ và việc triển khai đến doanh nghiệp còn thiếu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh gay gắt từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và đối mặt với nguy cơ lạc hậu về công nghệ.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn chưa cao.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn chưa cao.

Tương tự, ông Đinh Thành Cương - Giám đốc Công ty TNHH Ishikawa (TP.Biên Hòa) - bổ sung thêm: Đầu ra cho sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp ngoại đang chủ yếu sử dụng sản phẩm từ các công ty con của mình nhiều hơn, do vậy thị phần cho các nhà sản xuất nội lại càng bị eo hẹp. Một số doanh nghiệp may mắn có đơn hàng cũng chỉ làm gia công cho một đối tác khác theo thương hiệu của họ...

Theo ông Cương, các doanh nghiệp rất mong muốn được tham gia các chương trình hỗ trợ của tỉnh, nhất là trong xúc tiến thương mại, gặp gỡ các đối tác ngay tại Việt Nam. Sản phẩm doanh nghiệp tốt nhưng trên thực tế vẫn chưa nhận được nhiều đơn hàng như kỳ vọng. Doanh nghiệp cần Nhà nước tạo cầu nối, quan hệ để việc hợp tác, cung ứng dịch vụ, sản phẩm cho lĩnh vực sản xuất được mở rộng hơn.

Cần thể chế bằng luật hóa để tạo động lực phát triển

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, sở dĩ sự phát triển của công nghiệp hỗ trợ thời gian qua còn chưa đáp ứng được yêu cầu, ngoài những vấn đề nội tại của doanh nghiệp còn có nguyên nhân do các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn từ Nhà nước chưa thực sự đi vào cuộc sống. Sự bao phủ của các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước còn hạn chế.

Bên cạnh đó, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển công nghiệp được quy định trong nhiều văn bản pháp lý khác nhau dẫn đến thiếu tính thống nhất, đồng bộ trong quá trình triển khai. Trong khi đó, các thủ tục hành chính lại phức tạp.

Một số chính sách về ưu đãi, tín dụng mặc dù đã được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật nhưng dưới dạng nghị định, dẫn tới chịu sự chi phối của các luật chuyên ngành liên quan hiện hành khác.

Theo ông Đỗ Minh Tâm - Tổng Giám đốc Công ty Cơ khí và công nghiệp hỗ trợ Trường Hải (thuộc Công ty CP Tập đoàn Trường Hải), mục tiêu của Trường Hải trong thời gian tới là sẽ quy tụ ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong ngành để xây dựng hệ sinh thái công nghiệp hỗ trợ. Trước mắt, sẽ xây dựng một khu công nghiệp lĩnh vực này tại tỉnh Bình Dương để thu hút các doanh nghiệp nội vào sản xuất. Tuy nhiên, cộng đồng doanh nghiệp cũng rất cần Nhà nước có chính sách cụ thể, mang giá trị pháp lý cao, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển chung, do đó công nghiệp hỗ trợ cần có một luật chung, thống nhất trong cả nước.

Đối với các địa phương, tùy mức độ phát triển của mình sẽ có những định hướng phát triển phù hợp.

Huyền Anh (T/H)
TIN LIÊN QUAN

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Công nghiệp hỗ trợ có vai trò then chốt trong nâng cao năng lực cạnh tranh

Phương Phương |

Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp điện tử; Kỹ thuật cơ khí; Công nghiệp công nghệ cao; và Công nghiệp ôtô.

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thiếu thông tin lẫn kết nối

Thuỳ Trang |

Ngày 4.11, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ - Đà Nẵng 2022. Doanh nghiệp dù là trong hay ngoài nước muốn tìm đơn vị cung ứng linh kiện nhưng thông tin quá ít ỏi, sự kết nối giữa các địa phương chưa có khiến công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dù dư địa lớn, đóng góp nhiều nhưng vẫn bị thua thiệt ngay trên sân nhà.

Ưu đãi ở Khu thương mại tự do Đà Nẵng thu hút doanh nghiệp

Hoàng Bin - Mỹ Linh |

Chính sách thu hút đầu tư và cơ chế ưu đãi của Khu thương mại tự do Đà Nẵng nhận được sự quan tâm lớn từ cộng đồng doanh nghiệp.

Loạt thương hiệu âm thầm rời khỏi mặt bằng "đất vàng" Hà Nội

Thu Giang |

Hà Nội - Nhiều thương hiệu, cửa hàng kinh doanh đang âm thầm rút lui khỏi mặt bằng tuyến phố trung tâm Thủ đô.

Tin 20h: “Sâu đẻ ra tiền” nhiễm bệnh hàng loạt ở Lâm Đồng

NHÓM PV |

“Sâu đẻ ra tiền” nhiễm bệnh hàng loạt ở Lâm Đồng; Dân lo lắng khi bãi biển dự kiến thành nơi đổ chất nạo vét...

CII chi hàng nghìn tỉ đồng đầu tư vào loạt dự án mới

Lục Giang |

CII có những động thái đầu tư vào loạt dự án mới. Trong khi đó, công ty phải lùi thời gian trả cổ tức để cơ cấu lại nguồn tiền đầu tư và trả nợ trái phiếu.

"Đánh thuế bất động sản giúp giảm giá nhà là không thực tế"

Linh Trang - Vũ Linh |

GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có những nhận định về đề xuất đánh thuế bất động sản thứ 2 của Bộ Xây dựng.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Đào tạo nhân lực gắn với nhu cầu thực tiễn

Phạm Đông |

Để tiếp tục phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp hỗ trợ, các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp cần tiếp tục bắt tay và phối hợp chặt chẽ, gia tăng đặt hàng nhân lực từ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đối với cơ sở giáo dục đào tạo trong dài hạn.

Công nghiệp hỗ trợ có vai trò then chốt trong nâng cao năng lực cạnh tranh

Phương Phương |

Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực: Công nghiệp điện tử; Kỹ thuật cơ khí; Công nghiệp công nghệ cao; và Công nghiệp ôtô.

Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam thiếu thông tin lẫn kết nối

Thuỳ Trang |

Ngày 4.11, UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối công nghiệp hỗ trợ - Đà Nẵng 2022. Doanh nghiệp dù là trong hay ngoài nước muốn tìm đơn vị cung ứng linh kiện nhưng thông tin quá ít ỏi, sự kết nối giữa các địa phương chưa có khiến công nghiệp hỗ trợ Việt Nam dù dư địa lớn, đóng góp nhiều nhưng vẫn bị thua thiệt ngay trên sân nhà.