Tiêu thụ nông sản khó khăn do dịch bệnh đang được tháo gỡ hiệu quả

Vũ Long |

Xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1,77 tỉ USD. Tiêu thụ nông sản trong dịch bệnh có nhiều khó khăn nhưng từng bước được tháo gỡ.

Xuất khẩu rau quả tăng

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NNPTNT), giá trị xuất khẩu rau quả tháng 5.2021 (số liệu 15 ngày đầu tháng 6 chưa thống kê) ước đạt 400 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1,77 tỉ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong những tháng đầu năm 2021, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam với 63,2% thị phần, giá trị đạt 866,2 triệu USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ đạt 57,4 triệu USD (chiếm 4,2%), tăng 16,6%; Hàn Quốc đạt 50,4 triệu USD; Thái Lan đạt 46,8 triệu USD; Nhật Bản đạt 46,7 triệu USD...

Các mặt hàng trái cây xuất khẩu nhiều nhất là thanh long đạt 455,1 triệu USD; xoài đạt 180,1 triệu USD; chuối đạt 128,3 triệu USD; dừa đạt 85,2 triệu USD; mít đạt 84,8 triệu USD; chanh đạt 47,4 triệu USD…

"Tại thị trường trong nước, nhiều loại trái cây đang vào vụ. Sản xuất vải thiều năm 2021 diễn ra trong điều kiện thời tiết thuận lợi cho vải sinh trưởng, phát triển, nên vải thiều ra hoa và đậu quả đạt tỉ lệ cao.

Tại Hải Dương và Bắc Giang, việc thu hoạch và tiêu thụ vải thiều diễn ra khá thuận lợi. Đặc biệt là vải thiều đã lần lượt được xuất khẩu đi các nước trên thế giới và được người tiêu dùng các nước đánh giá khá cao" - ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), nhấn mạnh.

Tuy nhiên, thông tin từ Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng cho biết: Hiện tại đang mùa thu hoạch rộ, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên việc tiêu thụ trái cây có bị ảnh hưởng.

Tại tỉnh Khánh Hòa, giá xoài hiện nay xuống thấp do khó khăn trong việc xuất khẩu. Hiện giá xoài dao động tuỳ theo loại phẩm cấp, giá loại 1 tại Cam Lâm (Khánh Hòa) dao động từ 12.000 – 18.000 đồng/kg.

Tại Cần Thơ và một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, giá trái cây cũng giảm so với trước. Dâu, mãng cầu, chôm chôm, sầu riêng, măng cụt, cam xoàn, xoài, bơ, vải… hiện đã giảm từ 5.000 - 30.000 đồng/kg so với hồi tháng 4.2021 do du lịch bị ngưng trệ và người dân cắt giảm chi tiêu trong điều kiện dịch bệnh.

Linh hoạt "gỡ khó" cho tiêu thụ nông sản

Nhiều loại nông sản cần tiêu thụ trong thời gian ngắn. Ảnh: Vũ Long
Nhiều loại nông sản cần tiêu thụ trong thời gian ngắn. Ảnh: Vũ Long

Theo dự báo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, do ảnh hưởng của dịch bệnh, xuất khẩu mặt hàng rau quả trong tháng tới vẫn sẽ gặp một số thách thức liên quan đến dịch vụ vận chuyển, các quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và gia tăng hàng rào kỹ thuật ở các thị trường nhập khẩu quan trọng như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Australia, Trung Quốc...

Tuy nhiên, nhiều loại trái cây đặc sản và cũng là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như sầu riêng, vải, xoài, thanh long... đang vào chính vụ, nguồn cung dồi dào, nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường thế giới phục hồi sau đại dịch; cộng với hiệu quả của các FTA, các chương trình xúc tiến thương mại và nỗ lực quảng bá, đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các bộ ngành, địa phương, nhất là các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương… việc tiêu thụ nông sản đang từng bước được tháo gỡ.

Minh chứng cho thấy việc xuất khẩu và tiêu thụ quả vải thiều đang được một số địa phương như Hải Dương, Bắc Giang thực hiện khá tốt.

Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, sản lượng vải phải tiêu thụ năm 2021 lên đến 180.000 tấn, tỉnh Bắc Giang đã linh hoạt điều chỉnh cơ cấu thương mại: 70% dành để tiêu thụ trong nước, 40% để xuất khẩu, thay cho tỉ lệ 50-50% như trước đây. Thị trường nội địa đang được đánh giá là nguồn hỗ trợ tiêu thụ nông sản rất tốt trong điều kiện dịch bệnh.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Nghệ An: Chung tay tiêu thụ nông sản giúp dân mùa dịch COVID-19

QUANG ĐẠI |

Các cơ quan, tổ chức ở Nghệ An như Quản lý thị trường, Hội Nông dân, LĐLĐ các cấp đã chung tay phân phối, tiêu thụ giúp nhiều nông sản bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Ưu tiên tiêu thụ nông sản bị ảnh hưởng bởi dịch

Thu Hiền |

Sáng 9.6, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc đã diễn ra Lễ ký kết chương trình tiêu thụ nông sản năm 2021 giữa Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Chi cục Quản lý thị trường tỉnh.

Bỏ các biện pháp chống dịch thái quá, khơi thông dòng chảy nông sản

Vũ Long |

Tổng sản lượng 10 loại trái cây chủ lực năm 2021 ước đạt 8,3 triệu tấn. Việc tiêu thụ nông sản đang gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh COVID-19.

Bộ Tài chính xem xét tăng mức giảm trừ gia cảnh

Mai Ánh |

Bộ Tài chính đang tiến hành đánh giá lại mức giảm trừ gia cảnh theo kiến nghị của các cử tri từ 6 tỉnh, thành phố.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.