Việc điều hành giá điện theo cơ chế giá thị trường phải được lựa chọn

Anh Tuấn |

Chuyên gia cho rằng trong bối cảnh hiện nay, đề xuất của EVN về điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường là hợp lý, tuy nhiên doanh nghiệp phải công khai, minh bạch các chi phí.

Xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá, còn điện là mặt hàng Nhà nước định giá

Mới đây, tại Hội nghị triển khai Quyết định 1479 của Thủ tướng do Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp, ông Trần Đình Nhân - Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đã kiến nghị áp dụng cơ chế thị trường cho giá điện.

Khi các yếu tố đầu vào tăng thì giá điện có thể điều chỉnh tăng và ngược lại một cách kịp thời theo một cơ chế tự động, tương tự cơ chế điều chỉnh giá xăng dầu.

Bình luận về ý kiến này, ông Nguyễn Tiến Thoả - nguyên Cục trưởng Cục giá (Bộ Tài chính) cho biết, tuy xăng dầu và điện là hai loại hàng hóa khác nhau và có cơ sở hình thành giá trị, giá cả khác nhau, nhưng có điểm chung là đều tuân thủ nguyên tắc định giá của Nhà nước (Luật Giá) là phải “Bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế, hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường... và phải kịp thời điều chỉnh giá khi các yếu tố hình thành giá thay đổi”.

Đồng thời, theo quy định tại Quyết định số 24 của Thủ tướng về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân thì giá điện đã được phép áp dụng phương thức điều hành giá tương tự cách điều hành giá xăng dầu cả về chu kỳ điều chỉnh, tần suất điều chỉnh và mức độ điều chỉnh.

"Theo tôi, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành điện nói riêng không thể đứng ngoài, đứng độc lập với xu thế đó.

Để sản xuất được điện thì chúng ta phải nhập khẩu nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện theo giá thị trường thế giới.

Do đó, giá điện của nước ta không thể không phản ánh giá trị thị trường thế giới của những loại đầu vào này và những yếu tố cấu thành giá khác trong cơ cấu giá điện.

Chính vì vậy, việc điều hành giá điện theo cơ chế giá thị trường phải được lựa chọn", ông nói.

EVN lỗ nặng trong năm 2022 do chi phí đầu vào tăng. Ảnh: EVN
EVN lỗ nặng trong năm 2022 do chi phí đầu vào tăng. Ảnh: EVN

Ông Nguyễn Tiến Thoả cho biết, theo báo cáo của Bộ Công Thương, Bộ đã đưa thị trường bán buôn điện vào vận hành từ ngày 1.1.2019.

Theo đó, EVN không còn là đơn vị duy nhất độc quyền mua buôn điện từ thị trường phát điện cạnh tranh như trước đây, mà đã có thêm 5 tổng công ty điện lực trực tiếp tham gia mua điện trên thị trường, giao ngay cũng như ký hợp đồng song phương với các nhà máy điện.

"Do đó, “nút thắt” chưa thực hiện được việc điều hành giá bán điện như Quyết định số 24 nêu trên, theo tôi chính là ở chỗ về mặt quản lý giá theo quy định của Luật Giá, thẩm quyền quy định giá của hai mặt hàng là khác nhau.

Xăng dầu là mặt hàng bình ổn giá, doanh nghiệp được quyền quyết định giá, còn điện là mặt hàng Nhà nước định giá (chứ không phải EVN).

Mặt khác, việc điều chỉnh giá điện phải được tính toán, cân nhắc rất kỹ vì nó tác động rất lớn tới sản xuất - kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế, đến khoảng trên 25 triệu khách hàng tiêu dùng điện sinh hoạt, đến mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô", ông Thoả nói và cho biết, cũng chính vì vậy mà EVN chưa khi nào dám tự quyết định điều chỉnh giá bán điện kể cả trong phạm vi Thủ tướng Chính phủ cho phép.

Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh khắc phục khuyết điểm độc quyền

Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh được vận hành đương nhiên sẽ khắc phục được những khuyết điểm của thị trường độc quyền. Bởi, nó sẽ đảm nhận vai trò cung cấp điện ổn định, liên tục, chất lượng.

Bên cạnh đó, sẽ phản ánh đúng hơn các chi phí hợp lý, hợp lệ, vừa có tính cạnh tranh trong giá bán lẻ điện cho các nhóm khách hàng khác nhau; nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, minh bạch trong hoạt động giao dịch mua bán điện và trong công tác bán lẻ điện.

Khâu phân phối và truyền tải sẽ phải thay đổi như thế nào khi thực hiện cơ chế thị trường cho giá điện, bởi giá truyền tải hiện nay rất thấp, chỉ 80 - 90 đồng, cũng là vấn đề cần lưu ý.

Truyền tải điện thuộc độc quyền Nhà nước nên phải có những thay đổi về quản lý, về giá cả theo nguyên tắc thị trường.

Đối với lĩnh vực phân phối cần phải tái cấu trúc lại theo hướng tách riêng hai chức năng trong các tổng công ty điện lực: Phân phối riêng và bán lẻ điện riêng.

Đi liền với nó cần tách bạch, hạch toán riêng giữa hoạt động phân phối điện và hoạt động bán lẻ điện, chấm dứt việc hạch toán chung như vừa qua.

Đảm bảo cho đơn vị truyền tải, phân phối điện thu hồi đủ chi phí đầu tư, phát triển mở rộng lưới truyền tải phân phối điện, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và các chi phí hợp lý, hợp lệ khác theo quy định.

Anh Tuấn
TIN LIÊN QUAN

Đề xuất tăng giá điện: Gánh nặng chi phí đè nặng lên vai người lao động

NHÓM PV |

Trong bối cảnh Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có đề xuất tăng giá bán lẻ điện bình quân hiện nay với mức tăng trên 5% (mức đề xuất vượt quá thẩm quyền Bộ Công Thương), nhiều người lao động lo lắng giá điện tăng sẽ kéo theo gánh nặng chi phí sinh hoạt tăng cao, đặc biệt trong thời gian giáp Tết Nguyên đán 2023.

Tăng giá điện nhưng cần hài hòa lợi ích

Ngô Cường |

Các chuyên gia cho rằng, tăng giá điện ở mức phù hợp trong năm tới cũng là bước đi cần thiết để một mặt đảm bảo hài hoà lợi ích, thứ hai là tăng tính hấp dẫn để thu hút đầu tư vào ngành điện và cuối cùng là để giảm áp lực tài chính quá lớn cho doanh nghiệp.

Cân nhắc thời điểm tăng giá điện

Nam Dương |

Đề xuất tăng giá điện trong dịp Tết sẽ khiến cả DN và NLĐ thêm khó do làm tăng giá cả tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang khó khăn do không có đơn hàng, phải chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân hoặc giảm giờ làm - đây là ý kiến của nhiều cán bộ Công đoàn cơ sở.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.