Việt Nam cần có các giải pháp giữ nhịp nguồn vốn FDI

Hiếu Anh |

Nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam (FDI) tháng 4 có cải thiện song vẫn giảm so với cùng kì. Điều này đòi hỏi, Việt Nam cần có các giải pháp giữ nhịp nguồn vốn.

Cải thiện song vẫn giảm

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính tới cuối tháng 4, các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng 5,85 tỉ USD, giảm 1,2% so với cùng kì năm 2022. Tuy nhiên, con số này đã tăng 1 điểm phần trăm so với 3 tháng đầu năm 2023.

Đối với vốn đăng kí cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm đạt gần 8,88 tỉ USD, bằng 82,1% so với cùng kì.

Tính theo cơ cấu ngành, 4 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, nguồn vốn đầu tư vào hoạt động tài chính, ngân hàng tăng hơn 12 lần so với cùng kì. Nguồn vốn FDI đổ vào ngành này đạt hơn 1,5 tỉ USD. Đây cũng là ngành chiếm tỉ trọng thứ 2, chỉ sau ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Về đối tác đầu tư, 4 tháng đầu năm, đã có 77 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 2,2 tỉ USD, chiếm hơn 24,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Còn tính theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 46 tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng kí hơn 1,1 tỉ USD, chiếm gần 19,2% tổng vốn đầu tư đăng kí và tăng gấp 2,6 lần so với cùng kì năm 2021. Bắc Giang xếp thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng kí hơn 1 tỉ USD, chiếm hơn 11,3% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng gấp hơn 3 lần so với cùng kì. Tiếp theo lần lượt là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…

Cần giữ nhịp tăng trưởng 

Đánh giá chung về tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn đầu tư thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài vẫn giảm so với cùng kì, song đã có cải thiện so với các tháng đầu năm 2023.

Vốn đầu tư mới đã tăng trở lại sau khi giảm nhẹ trong 3 tháng đầu năm (tăng 11,1%). Số dự án đầu tư mới tiếp tục tăng so với cùng kì và tăng mạnh so với 3 tháng (tăng 65,2%). Tốc độ tăng số dự án mới lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng tổng vốn đầu tư.

Những con số trên cho thấy, các nhà đầu tư nước ngoài có quy mô vừa và nhỏ tiếp tục quan tâm, tin tưởng vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Thế nhưng, các tập đoàn lớn vẫn cẩn trọng, xem xét kĩ việc tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam trong bối cảnh tác động của chính sách thuế tối thiểu toàn cầu.

Các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 1 triệu USD chiếm tới gần 70% số dự án mới, song tổng vốn đầu tư chỉ chiếm gần 2,2% tổng vốn đầu tư đăng kí mới trong 4 tháng.

Các dự án đầu tư mới vẫn tập trung vào các tỉnh, thành phố có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài (cơ sở hạ tầng tốt, nguồn nhân lực ổn định, nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và năng động trong công tác xúc tiến đầu tư…) như: Hà Nội, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng…

Các nhà đầu tư đến từ châu Á, các đối tác đầu tư truyền thống vẫn chiếm tỉ trọng lớn (Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc). Riêng 6 đối tác này đã chiếm tới 75,1% tổng vốn đầu tư của cả nước trong 4 tháng.

Chia sẻ với phóng viên Báo Lao Động về giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Tiến sĩ Tạ Đình Hòa - Học viện Tài chính - cho biết, FDI những tháng đầu năm tuy có phần chững lại song đã được cải thiện.

Điều đó cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đặt nhiều kì vọng vào nền kinh tế Việt Nam. Quan trọng là chúng ta cần có những giải pháp để giữ đà tăng trưởng. Theo đó, thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, nhất là các dự án giao thông trọng điểm, hạ tầng về khu công nghiệp, khu chế xuất tạo sức hút FDI.

Bên cạnh đó, chúng ta cần “bắt kịp” xu hướng quốc tế đầu tư mạnh tay hơn cho các yếu tố xanh như: giao thông xanh, tín dụng xanh...Có như vậy mới thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam một cách chất lượng và bền vững.

Hiếu Anh
TIN LIÊN QUAN

Kỳ vọng nguồn vốn FDI chạm mốc 38 tỉ USD

THU GIANG |

Với lợi thế là một trong những quốc gia có tốc độ chuyển đổi số nhanh, cơ cấu dân số trẻ, nhiều quỹ đầu tư ngoại, đặc biệt là doanh nghiệp FDI lớn trên thế giới đang đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Nguồn vốn FDI tiếp đà tăng trưởng

Lan Nhi |

Dù đang phải đối diện với hàng loạt thách thức nhưng nhiều doanh nghiệp FDI đang có chiều hướng liên tục rót vốn đầu tư vào Việt Nam. Các chuyên gia nhận định, với vị trí đắc địa là trung tâm của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đang trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn khi nhiều doanh nghiệp liên tục tìm kiếm thị trường và địa điểm đặt các nhà máy sản xuất.

Nỗ lực thu hút nguồn vốn FDI

THU GIANG |

Tăng trưởng ấn tượng của dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đang tạo cơ hội để doanh nghiệp sản xuất trong nước cải thiện vị thế và tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Vụ sập cầu Phong Châu, tìm thấy 1 thi thể trong xe tải dưới sông

Tô Công |

Phú Thọ - Chiều 20.9, lực lượng chức năng trong quá trình trục vớt kết cấu cầu Phong Châu bị sập và phương tiện đã phát hiện 1 thi thể trong chiếc xe tải.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.

Đánh người đấu giá đất ngay trụ sở UBND thị trấn ở Bình Định

Hoài Phương |

Công an huyện Phù Cát (Bình Định) đang vào cuộc làm rõ vụ đánh người tham gia đấu giá đất xảy ra tại trụ sở UBND thị trấn Cát Tiến.