Việt Nam được đánh giá cao khi điều hành chính sách linh hoạt, giữ vững đà tăng trưởng

Hương Nguyễn |

“Các chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ Việt Nam là rất đáng ghi nhận, những chính sách này đã được áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả giúp cho nền kinh tế được vận hành ổn định và giữ được đà tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái”, ông Andrew Jeffries - Giám đốc ADB Việt Nam nhận định.

Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định

Mặc dù dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng những kết quả kinh tế mà Việt Nam đạt được trong 4 tháng đầu năm và triển vọng tăng trưởng từ nay đến hết năm 2021 được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá cao.

“Chính phủ Việt Nam đã phản ứng nhanh chóng với các tác động kinh tế của COVID-19, có công cụ mạnh để bảo đảm khả năng phục hồi của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ phù hợp thông qua việc cắt giảm lãi suất chính cùng với việc thực hiện các gói tín dụng và các biện pháp hỗ trợ tài khóa đã tạo không gian “hồi sức” cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ đã điều hành linh hoạt cả chính sách tiền tệ và tài khóa trong năm ngoái như cắt giảm lãi suất cơ bản nhiều lần cũng như tăng cường giải ngân vốn đầu tư công để bù lấp khoảng thiếu hụt do đầu tư tư nhân giảm đi”, ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB Việt Nam đánh giá.

Các chuyên gia ADB cho rằng, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến ​​sẽ tăng 6,7% vào năm 2021 và 7,0% vào năm 2022. Sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định có được nhờ thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn đại dịch COVID-19.

Lạm phát sẽ được kiểm soát, mặc dù dự kiến ​​sẽ tăng lên 3,8% trong năm nay và 4,0% vào năm 2022 do giá dầu quốc tế tăng do kinh tế toàn cầu phục hồi và tiêu dùng trong nước tăng.

“Theo tôi, các chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ là rất đáng ghi nhận, những chính sách này đã được áp dụng một cách linh hoạt và hiệu quả giúp cho nền kinh tế được vận hành ổn định và giữ được đà tăng trưởng trong tình hình kinh tế thế giới bị suy thoái”, ông Andrew Jeffries nhận định.

Tờ báo Nikkei Asia vừa đăng tải bài viết trong đó nêu rõ làn sóng COVID-19 mới đang làm trì hoãn phục hồi kinh tế ở Đông Nam Á. Hàng loạt các quốc gia suy giảm kinh tế, trong khi đó chỉ có Việt Nam và Singapore ghi nhận mức tăng trưởng tốt.

Động lực nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

Theo đánh giá của các chuyên gia World Bank, trong thời gian tới, sự phục hồi kinh tế có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ tư. Nếu cần duy trì hoặc thắt chặt các biện pháp hạn chế mới về y tế và đi lại, Chính phủ có thể muốn xem xét một gói kích thích tài khóa mới, bao gồm một gói hỗ trợ với quy mô lớn hơn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Các hoạt động kinh tế trong nước sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là các lĩnh vực như du lịch, vận tải và bán lẻ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát này và mức độ ứng phó nhanh chóng của Chính phủ.

Giám đốc ADB Việt Nam cho rằng, trong thời gian tới, động lực chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam, trước hết phải kể đến ngành công nghiệp với sản xuất định hướng xuất khẩu.

Thứ hai, là sự gia tăng đầu tư, cả đầu tư công và đầu tư từ khu vực tư nhân.

Thứ ba, là động lực từ việc sự gia tăng thương mại quốc tế. Hai nền kinh tế lớn nhất và cũng là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc cũng đang phục hồi nhanh chóng và sẽ tăng trưởng cao trong năm nay.

"Mặc dù đại dịch còn gây ra những khó khăn, tuy nhiên sự phục hồi của hai đối tác làm ăn quan trọng cũng như 15 hiệp định thương mại tự do và Việt Nam với nhiều bạn hàng lớn sẽ là động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư”, ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB Việt Nam đánh giá.

Theo HSBC, với sự gia tăng của chu kỳ công nghệ, dòng vốn FDI ổn định và nhiều FTA, Việt Nam vẫn là một trong những nước có triển vọng tăng trưởng sáng giá nhất ở Châu Á.

Chuyên gia của HSBC dự báo áp lực lạm phát tiếp tục giảm nhẹ, chỉ tăng trung bình 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý I/2021. Giá thực phẩm đang được điều chỉnh do giá thịt lợn đã quay trở lại mức bình thường, và điều này có khả năng sẽ bù đắp những tác động của giá dầu cao hơn.

Ngoài ra, đồng tiền ổn định sẽ làm giảm bớt lo ngại về tỉ giá hối đoái cao chuyển sang chỉ số giá tiêu dùng. Xem xét tất cả những yếu tố trên, Khối Nghiên cứu Kinh tế của ngân hàng này dự đoán lạm phát trung bình của Việt Nam trong năm 2021 sẽ ở mức 3%, thấp hơn nhiều so với mức trần 4% do Ngân hàng Nhà nước đề ra.

HSBC vừa nâng mạnh dự báo GDP năm 2022. Ngân hàng này cho rằng, Việt Nam có thể tăng trưởng đến 8,5%. Trong 16 nền kinh tế Châu Á được phân tích trong báo cáo, Việt Nam là nước có GDP năm 2022 được nâng dự báo tăng trưởng mạnh nhất.

Hương Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam phát triển hướng tới nền kinh tế thu nhập cao

Khánh Minh |

Báo chí thế giới thời gian qua dành hai chủ đề lớn trong hàng loạt bài viết và thông tin về Việt Nam là chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế đất nước.

Báo quốc tế lạc quan về tương lai nền kinh tế Việt Nam

Song Minh tổng hợp |

Báo chí thế giới trong thời gian vừa qua có một số bài viết bày tỏ lạc quan về sự phát triển kinh tế của Việt Nam - nhân tố đóng góp cho thịnh vượng toàn cầu.

Khu công nghiệp an toàn để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển

Lê Thanh Phong |

Từ 5 K, đến nay đã chuyển sang 7 K, đó là: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế, Kiểm soát biên giới, Khu cách ly an toàn.

Người dân đề xuất giữ lại bãi biển để mưu sinh

CÔNG SÁNG |

Quảng Bình - Người dân xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch) sau khi biết bãi biển nơi đây dự kiến thành nơi đổ chất nạo vét đã mong muốn giữ lại để mưu sinh.

Máy bay siêu thanh Nga nã bom diệt thành trì Ukraina ở Kursk

Khánh Minh |

Máy bay siêu thanh Su-34 Nga đã tiêu diệt thành trì của Ukraina ở khu vực biên giới tỉnh Kursk.

Trung tâm Bảo trợ xã hội dừng tiếp nhận bệnh nhân vì quá tải

HƯNG THƠ |

Quảng Trị - Trung tâm Bảo trợ xã hội tổng hợp 1 tỉnh Quảng Trị phải tạm dừng tiếp nhận học viên cai nghiện ma túy và bệnh nhân tâm thần kinh.

HLV Văn Thị Thanh: Chọn Thái Nguyên T&T vì câu nói của bầu Hiển

NHÓM PV |

Trong chương trình Góc nhìn thể thao số 184, huấn luyện viên Văn Thị Thanh chia sẻ về mối duyên với bầu Hiển và đội nữ Thái Nguyên T&T.

Mỹ chi hơn 22 tỉ USD cho hoạt động quân sự ở Trung Đông

Bùi Đức |

Các chuyên gia cho rằng Mỹ đã chi hơn 22 tỉ USD cho các hoạt động quân sự diễn ra ở khu vực Trung Đông kể từ khi cuộc chiến ở Dải Gaza bùng phát.

Việt Nam phát triển hướng tới nền kinh tế thu nhập cao

Khánh Minh |

Báo chí thế giới thời gian qua dành hai chủ đề lớn trong hàng loạt bài viết và thông tin về Việt Nam là chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế đất nước.

Báo quốc tế lạc quan về tương lai nền kinh tế Việt Nam

Song Minh tổng hợp |

Báo chí thế giới trong thời gian vừa qua có một số bài viết bày tỏ lạc quan về sự phát triển kinh tế của Việt Nam - nhân tố đóng góp cho thịnh vượng toàn cầu.

Khu công nghiệp an toàn để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển

Lê Thanh Phong |

Từ 5 K, đến nay đã chuyển sang 7 K, đó là: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tập trung, Khai báo y tế, Kiểm soát biên giới, Khu cách ly an toàn.