Vượt khó để tăng trưởng kinh tế

Phong Nguyễn |

Kinh tế có xu hướng phục hồi nhưng còn nhiều nút thắt cần tháo mở là nhận định của nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế khi đánh giá về những giải pháp đang và sẽ được triển khai đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu năm 2024 sau quý đầu khởi động khá tốt.

So sánh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các năm. Nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê
So sánh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa các năm. Nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê

Quý I tăng trưởng tốt, nhưng còn nhiều nút thắt cần tháo mở

Chia sẻ với Lao Động, với góc nhìn thận trọng, chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Đức Độ - Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) đánh giá: Tốc độ tăng trưởng GDP quý I/2024 ở mức 5,66% cho thấy nền kinh tế có xu hướng phục hồi nhưng chưa thực sự mạnh mẽ.

Mặc dù con số 5,66% cao hơn so với cùng kỳ giai đoạn 2020-2023, nhưng không thực sự ấn tượng vì vẫn thấp hơn mức trung bình những năm gần đây là 6%, nhất là khi chỉ phải so với nền thấp của quý I/2023. Trụ cột tăng trưởng chính trong quý I/2024 là xuất khẩu tăng 18%, còn tiêu dùng cuối cùng và đầu tư vẫn tăng trưởng thấp, chỉ đạt 4,93% và 4,69%.

Trao đổi với Lao Động, chuyên gia kinh tế - TS Vũ Đình Ánh cho rằng, nếu duy trì đà tăng trưởng như quý I vừa qua, thì năm 2024 có thể đạt mức tăng trưởng GDP 6,5 thậm chí trên 7. Tuy nhiên, cần bám vào các “lõi thép” tăng trưởng bền vững.

“Tăng trưởng tốt chủ yếu nhờ xuất khẩu tăng 17% trong khi tiêu dùng trong nước và đầu tư công đều giữ vững tốc độ tốt. Công nghiệp chế biến chế tạo (CNCBCT) phục hồi tốt là động lực quan trọng. Tuy nhiên, cả xuất khẩu và CNCBCT đều là đóng góp phần lớn nhờ khu vực FDI, còn khu vực trong nước vẫn khó khăn khi số DN rời thị trường nhiều hơn hẳn số mới gia nhập thị trường. Hơn nữa cả XK lẫn CNCBCT đều phụ thuộc vào sự phục hồi kinh tế và thương mại quốc tế vốn đang đối mặt nhiều rủi ro khó lường.

Quý II cần tận dụng tốt cơ hội đẩy mạnh XK và CNCBCT bên cạnh đẩy nhanh đầu tư công và tháo gỡ khó khăn cho khu vực kinh tế trong nước. Cần thận trọng nguy cơ lạm phát cao quay trở lại cùng mất giá VND so với USD và vàng” - TS Vũ Đình Ánh chỉ rõ.

Công nhân Công ty TNHH MTV Tam Ngọc (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ). Ảnh: Mỹ Ly
Công nhân Công ty TNHH MTV Tam Ngọc (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ). Ảnh: Mỹ Ly

Giải pháp để “cỗ xe tam mã” tăng tốc

Theo TS Trần Thị Hồng Minh, đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng là "cỗ xe tam mã" thúc đẩy tăng trưởng, do đó cần khơi thông dòng chảy để cỗ xe này vận hành trơn tru.

Tuy nhiên, ông Vũ Tuấn Anh - Chủ tịch JCI Việt Nam 2022, cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: Giải ngân đầu tư công chưa đạt như kỳ vọng, nổi cộm là vấn đề giải phóng mặt bằng, nhiều địa phương còn lúng túng, vướng mắc.

“Để đạt mức tăng trưởng trên 6,5% trong bối cảnh khó khăn toàn cầu như hiện nay, thì cần đẩy nhanh và quyết liệt hơn nữa tiến độ giải ngân đầu tư công trên cả nước, đặc biệt là các dự án trọng điểm, tại những địa phương được coi là đầu tàu kinh tế, mũi nhọn phát triển của cả nước. Hiện nay, vốn đầu tư công còn 32.000 tỉ đồng chưa phân bổ là một điểm nghẽn cần khơi thông nhanh” - ông Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Vũ Tuấn Anh, Bộ KHĐT đã tiến hành khảo sát và đưa ra dự báo, quý II/2024 so với quý I/2024, các DN xây dựng nhận định hoạt động SXKD tốt lên với 32,2% DN dự báo hoạt động SXKD thuận lợi hơn; 40,7% nhận định giữ ổn định và 27,1% dự báo khó khăn hơn.

“Điều này cho thấy, mặc dù khó khăn trên toàn cầu cũng như trong nước vẫn còn nhiều, nhưng Việt Nam đang “cưỡi sóng” vượt qua các trở ngại, thúc đẩy tăng trưởng” - ông Vũ Tuấn Anh ví von.

PGS.TS Nguyễn Đức Độ cũng chỉ ra rằng, hiện nay kinh tế thế giới đang có xu hướng tăng trưởng chậm lại, thì triển vọng XK những quý tiếp theo của năm 2024 sẽ khó duy trì được tốc độ tăng trưởng cao. Mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong cả năm 2024 vẫn là thách thức.

Một doanh nhân CEO của một nhà máy sản xuất mì ăn liền tại Cầu Diễn - Hà Nội (đề nghị không nêu tên), cho hay: Sau vài năm thua lỗ, đội ngũ lãnh đạo của nhà máy vẫn gắng gượng duy trì sản xuất, cân đối lại thu/chi và trong quý I đã bắt đầu cho lãi.

“Trong bối cảnh người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, thì các sản phẩm sản xuất nội địa với chất lượng tốt nhưng giá thành hạ sẽ kích thích tiêu dùng. Đây chính là đòn bẩy kinh tế. Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng nếu quản trị tốt, tìm lối đi thích hợp thì các DN sẽ vượt qua khó khăn và hoạt động tốt trở lại” - vị doanh nhân này chia sẻ.

5 giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

* Đảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án luật, nghị quyết, nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7; phối hợp chặt chẽ, từ sớm, từ xa với các cơ quan của Quốc hội để chủ động tiếp thu, giải trình, nhất là với những vấn đề thể chế, cơ chế, chính sách, quy định mới, thí điểm, đặc thù.

* Tập trung xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở..., bảo đảm đủ điều kiện để trình Quốc hội cho phép sớm thi hành trong tháng 7.2024.

* Tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân.

* Bảo đảm yêu cầu, tiến độ thực hiện chế độ tiền lương mới kể từ ngày 1.7.2024 theo đúng chủ trương của Trung ương Đảng, nghị quyết của Quốc hội.

* Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác tối đa các động lực tăng trưởng mới từ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh...

(Bộ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Chí Dũng)

Tổ chức quốc tế lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024

Bà Yun Liu - chuyên gia kinh tế phụ trách thị trường ASEAN, Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC đánh giá, Việt Nam vẫn duy trì vững vàng lộ trình phục hồi với mũi nhọn dẫn đầu là triển vọng thương mại tươi sáng hơn.

Theo chuyên gia Yun Liu, nhìn chung Việt Nam đang đi đúng hướng để chứng kiến triển vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2024 dù sẽ cần thời gian để sự phục hồi lan tỏa rộng khắp. Bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP 6,0% cho năm nay.

Còn Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 là 5,5% và trong năm 2025 là 6%. Qua đó, Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Cũng theo WB, dự báo GDP năm 2024 đạt 5,5 - 6% chưa tương xứng với tiềm năng của một nước như Việt Nam.

Bích Hà

Phong Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Hà Tĩnh quyết liệt để duy trì tăng trưởng kinh tế cao

TRẦN TUẤN |

Đầu năm 2024, ông Võ Trọng Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ với PV Báo Lao Động về những kết quả đáng tự hào của Hà Tĩnh trong năm 2023 và thể hiện quyết tâm để năm 2024 tiếp tục tăng trưởng cao, thu ngân sách tốt, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

TRÍ MINH |

Kết thúc năm 2023, lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, kinh tế Bắc Ninh tăng trưởng âm. Trong một động thái có liên quan, lãnh đạo địa phương này vừa có một số chỉ đạo ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Hà Nam lựa chọn 3 đột phá phát triển, 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế

Phạm Đông |

Ngày 30.1, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Huấn luyện viên Nam Định: Chúng tôi cần cải thiện tấn công

Thanh Vũ |

Huấn luyện viên Vũ Hồng Việt cho rằng Thép Xanh Nam Định cần phải cải thiện khâu tấn công.

Cole Palmer lập poker giúp Chelsea thắng Brighton 4-2

Nhóm PV |

Tối 28.9, Chelsea đã đánh bại Brighton 4-2 trong ngày thi đấu chói sáng của Cole Palmer ở vòng 6 Premier League.

Giờ thứ 9: Chia ly để hạnh phúc - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9 - Người đàn ông đã có vợ nhưng lại có tình cảm với một cô gái trẻ. Họ yêu nhau trong bóng tối và rắc rối xảy đến khi cô gái bỗng nhiên có bầu.

Tiễn biệt PGS Đặng Bích Hà về với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vương Trần |

Hạnh phúc lớn nhất cuộc đời của PGS Đặng Bích Hà là gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, làm hậu phương vững chắc, để Đại tướng chuyên tâm việc nước, việc quân.

Cháy lớn ở Hà Nội, 1 người tử vong

Tô Thế |

Đám cháy xảy ra ở huyện Hoài Đức (Hà Nội), thiêu rụi xưởng tái chế nhựa (diện tích khoảng 500m2), một phần xưởng giặt.

Hà Tĩnh quyết liệt để duy trì tăng trưởng kinh tế cao

TRẦN TUẤN |

Đầu năm 2024, ông Võ Trọng Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chia sẻ với PV Báo Lao Động về những kết quả đáng tự hào của Hà Tĩnh trong năm 2023 và thể hiện quyết tâm để năm 2024 tiếp tục tăng trưởng cao, thu ngân sách tốt, đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh chỉ đạo ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

TRÍ MINH |

Kết thúc năm 2023, lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, kinh tế Bắc Ninh tăng trưởng âm. Trong một động thái có liên quan, lãnh đạo địa phương này vừa có một số chỉ đạo ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.

Hà Nam lựa chọn 3 đột phá phát triển, 5 trụ cột tăng trưởng kinh tế

Phạm Đông |

Ngày 30.1, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Hà Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.