WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước châu Á

Quý An (theo CNBC) |

Theo báo cáo vào tháng 10.2023, Ngân hàng Thế giới hiện kỳ vọng các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng 5% vào năm nay. Con số này thấp hơn so với mức 5,1% WB từng dự báo vào tháng 4.

Năm 2024, WB kỳ vọng mức tăng trưởng 4,5% cho khu vực, giảm so với dự báo 4,8% vào tháng 4.

Ngân hàng Thế giới giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2023 của Trung Quốc ở mức 5,1%, nhưng hạ ước tính năm 2024 xuống 4,4% từ mức 4,8% trước đó. Tổ chức này giải thích lý do từ “các yếu tố cấu trúc dài hạn”, mức nợ tăng cao ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và sự yếu kém trong lĩnh vực bất động sản.

Ngân hàng Thế giới cho biết: “Trong khi các yếu tố trong nước có thể ảnh hưởng chủ yếu đến tăng trưởng ở Trung Quốc, thì các yếu tố bên ngoài sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến tăng trưởng ở hầu hết các nước còn lại trong khu vực”.

Mặc dù các nền kinh tế Đông Á hầu như đã phục hồi kể từ năm 2020 - bao gồm cả đại dịch COVID-19 - và sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng WB dự kiến tốc độ tăng trưởng này có thể sẽ chậm lại.

Ngân hàng Thế giới nhận thấy sự gia tăng đáng kể của nợ chính phủ nói chung cũng như mức nợ doanh nghiệp tăng vọt. Mức nợ chính phủ cao có thể hạn chế cả đầu tư công và tư nhân. Nợ tăng cao có thể dẫn đến lãi suất cao hơn, điều này sẽ làm tăng chi phí vay đối với các doanh nghiệp tư nhân.

Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nợ chính phủ trên GDP tăng 10 điểm phần trăm có liên quan đến sự sụt giảm 1,2 điểm phần trăm trong tăng trưởng đầu tư. Tương tự, nợ tư nhân trên GDP tăng 10 điểm phần trăm sẽ làm giảm 1,1 điểm phần trăm trong tăng trưởng đầu tư.

WB cũng ghi nhận mức nợ hộ gia đình tương đối cao ở Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan so với các thị trường mới nổi khác. Nợ hộ gia đình cao có thể có tác động tiêu cực đến mức tiêu dùng, vì thu nhập sẽ được sử dụng nhiều hơn để trả nợ, dẫn đến cắt giảm chi tiêu. Nợ hộ gia đình tăng 10 điểm phần trăm sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng tiêu dùng 0,4 điểm phần trăm.

Quý An (theo CNBC)
TIN LIÊN QUAN

Bình Phước tăng trưởng kinh tế cao nhất vùng Đông Nam Bộ

ĐÌNH TRỌNG |

Ngày 11.7, HĐND tỉnh Bình Phước đã diễn ra kỳ họp thứ 11 khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026. Kỳ họp được tổ chức nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, đồng thời bàn các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối năm 2023.

Giải pháp tăng trưởng kinh tế đến từ đầu tư công và hạ lãi suất

Nhóm PV |

Tập trung đầu tư công, khuyến khích đầu tư tư nhân thông qua việc tiếp tục hạ lãi suất cho vay, kích thích tiêu dùng...là các giải pháp mà các chuyên gia kinh tế đề xuất trong buổi toạ đàm “Phục hồi tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng trong bối cảnh mới” tổ chức sáng 11.7 tại Hà Nội.

Tăng trưởng kinh tế GRDP của tỉnh Hậu Giang đạt 14,21%

ĐẠT PHAN |

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh Hậu Giang đạt 14,21%, dẫn đầu khu vực ĐBSCL và đứng đầu cả nước.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.