"Xin không tiếp thu" đề nghị đề xuất bình ổn giá điện

Nhóm PV |

Theo Đại biểu Quốc hội, điện là hàng hóa dịch vụ quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, cần đưa giá điện vào danh mục các mặt hàng bình ổn theo quy định của Luật giá (sửa đổi).

100% người dân đều sử dụng điện vậy tại sao không bình ổn giá

Chiều 23.5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Giá (sửa đổi), trong đó, nhiều ý kiến bàn luận về vấn đề giá điện.

Theo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quốc Luận (Yên Bái), trong nhóm danh mục hàng hóa trong danh mục bình ổn giá, có 10 hàng hóa dịch vụ, nhưng không bao gồm giá điện, mà mặt hàng này do Nhà nước định giá. Vì vậy, cần bổ sung mặt hàng này vào danh mục bình ổn giá.

"Đây là hàng hóa dịch vụ quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống người dân, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây tác động lớn đến kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Thực tiễn cho thấy loại hàng hóa này thay đổi thường xuyên, chỉ tăng không có giảm. Việc tăng giá điện này vẫn chưa đủ bù đắp chi phí, dẫn đến ngành điện bị lỗ lớn, gây ra mất cân đối dòng tiền và kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Vì vậy loại hàng hóa này cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp để bình ổn giá, đưa vào danh mục bình ổn giá thì hợp lý hơn" - đại biểu Luận nêu vấn đề.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cũng cho rằng, quy định hiện nay Nhà nước định giá điện, nhưng cũng còn "bao cấp". Do vậy, cần đưa mặt hàng này vào danh mục bình ổn giá.

"Hiện nay 100% người dân đều sử dụng điện vậy tại sao không bình ổn giá. Việc đưa điện vào diện bình ổn giá tôi tin rằng người dân rất hoan nghênh" - ông Hòa nói.

Nhà nước điều tiết giá điện là mệnh lệnh hành chính

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (đoàn TPHCM) nêu quan điểm việc Nhà nước điều tiết giá điện ở Việt Nam là mệnh lệnh hành chính chứ "Nhà nước không chi một đồng nào".

Thực tế này dẫn tới việc EVN kinh doanh thua lỗ dù đã tăng giá điện 3%, với tổng lỗ 3 năm dự kiến hơn 100.000 tỉ đồng, bằng 49% vốn điều lệ của tập đoàn này.

Theo đại biểu Nhân, hiện nay EVN đang nợ tiền mua điện gần 20.000 tỉ đồng đến hạn phải trả, nhưng không có tiền để trả.

Việc này đe dọa tài chính của doanh nghiệp, không có tiền duy tu máy móc, năng lực sản xuất giảm cũng như khó vay các ngân hàng để có tiền trả nợ khách hàng, đầu tư mới.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Quochoi
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thiện Nhân. Ảnh: Quochoi.vn

"Năm 2024 nếu giá điện không tăng khoản lỗ sẽ lên tới 112.000 - 114.000 tỉ đồng, tức chiếm 54-70% vốn chủ sở hữu của EVN, còn nếu giá điện tăng 3% thì lỗ 94.000 - 126.000 tỉ đồng. Với tình hình lỗ như vậy, mất 46-60% vốn chủ sở hữu, EVN không thể thành tập đoàn mạnh, phát triển bền vững như Chính phủ yêu cầu" - ông Nhân nêu.

Theo ông, Luật Giá hiện hành và dự thảo Luật Giá (sửa đổi) chưa quy định nguyên tắc quản lý điều tiết giá của Nhà nước, gây nhiều vướng mắc, bất cập trong việc điều tiết giá, đặc biệt là giá điện.

Ông đề nghị bổ sung nguyên tắc quản lý điều tiết giá của Nhà nước vào dự thảo luật, cụ thể, Nhà nước phải có nguồn lực tài chính công và dự trữ hàng hóa phù hợp với điều tiết giá, để Tập đoàn Điện lực Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước quan trọng bậc nhất phải phát triển bền vững, trở thành doanh nghiệp nòng cốt thực hiện Quy hoạch Điện VIII.

Giải trình, tiếp thu các ý kiến trên, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc - cho rằng việc không đưa giá điện vào diện bình ổn là do Nhà nước đã định giá. Việc định giá này sẽ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng hơn, đảm bảo nguồn lực trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp.

"Doanh nghiệp sản xuất điện chủ yếu là EVN - tập đoàn Nhà nước chiếm trên 50%, nên nếu đưa vào diện bình ổn giá phải sửa Luật Ngân sách, nên Chính phủ xin không tiếp thu ý kiến này" - ông Phớc nêu quan điểm.

Nhóm PV
TIN LIÊN QUAN

Phép tính của công nhân khi nắng nóng đổ lửa, giá điện 3.000 đồng/số

Bảo Hân |

Hơn 14 giờ ngày 22.5, trời nắng nóng như đổ lửa, trong căn phòng trọ chật chội, ngột ngạt tại thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội, chị Lò Thị Mỹ Hạnh nằm bẹp xuống sàn nhà để nghỉ trưa.

World Bank: Tăng giá điện và tăng lương khu vực công có thể tác động đến lạm phát nửa cuối năm 2023

Thái Mạnh |

Các chuyên gia của World Bank nhận định, việc tăng giá điện 3% gần đây và kế hoạch tăng lương khu vực công có thể tác động đến lạm phát trong nửa cuối năm.

Tiếp tục đánh giá, điều chỉnh giá điện sau khi tăng 3%

Cường Ngô - Thái Mạnh |

Theo Bộ Công Thương, việc điều chỉnh tăng giá điện bình quân với mức tăng 3% là mức tăng thấp nhất trong quyết định 24 của Thủ tướng. Việc thời gian tới có tăng giá điện tiếp hay không sẽ được tính toán, đánh giá cụ thể.

Giá điện tăng ảnh hưởng "ở mức vừa phải" tới khách hàng phổ biến

Cường Ngô |

Đại diện EVN cho rằng, việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Người dân Làng Nủ bắt đầu cuộc sống mới sau bão lũ

Đinh Đại |

Lào Cai - Sau một tháng xảy ra trận lũ quét, người dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) đã quay trở lại với cuộc sống thường ngày.

Tổ chức Nhật Bản chống vũ khí hạt nhân nhận Nobel Hòa bình

Thanh Hà |

Giải Nobel Hòa bình 2024 được trao cho tổ chức Nhật Bản Nihon Hidankyo cho những nỗ lực có được "một thế giới không có vũ khí hạt nhân".

Báo Lao Động khánh thành trụ sở văn phòng đại diện tại Quảng Ninh

Đoàn Hưng |

Quảng Ninh - Sáng 11.10, báo Lao Động khánh thành trụ sở Văn phòng đại diện Đông Bắc Bộ tại Quảng Ninh; trao 520 triệu đồng hỗ trợ CNVCLĐ sau bão số 3.

Lời sau cùng, Trương Mỹ Lan hứa sẽ trả tiền cho trái chủ

Anh Tú |

TPHCM - Trong vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2, tại phần nói lời sau cùng, bị cáo Trương Mỹ Lan tỏ ra ăn năn hối cãi, cam kết sẽ tập trung khắc phục hậu quả vụ án.

Phép tính của công nhân khi nắng nóng đổ lửa, giá điện 3.000 đồng/số

Bảo Hân |

Hơn 14 giờ ngày 22.5, trời nắng nóng như đổ lửa, trong căn phòng trọ chật chội, ngột ngạt tại thôn Nhuế, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội, chị Lò Thị Mỹ Hạnh nằm bẹp xuống sàn nhà để nghỉ trưa.

World Bank: Tăng giá điện và tăng lương khu vực công có thể tác động đến lạm phát nửa cuối năm 2023

Thái Mạnh |

Các chuyên gia của World Bank nhận định, việc tăng giá điện 3% gần đây và kế hoạch tăng lương khu vực công có thể tác động đến lạm phát trong nửa cuối năm.

Tiếp tục đánh giá, điều chỉnh giá điện sau khi tăng 3%

Cường Ngô - Thái Mạnh |

Theo Bộ Công Thương, việc điều chỉnh tăng giá điện bình quân với mức tăng 3% là mức tăng thấp nhất trong quyết định 24 của Thủ tướng. Việc thời gian tới có tăng giá điện tiếp hay không sẽ được tính toán, đánh giá cụ thể.