Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc chuyển dần sang đường chính ngạch

Vũ Long |

Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và hướng tới xuất khẩu chính ngạch trong thời gian tới.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Hồ Tỏa Cẩm - Tham tán Kinh tế - Thương mại của Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã thông báo: Từ ngày 1.1.2022, Trung Quốc sẽ áp dụng một số chính sách mới cho các mặt hàng nông sản, lâm sản và thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam.

Trước yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao của phía các nhà nhập khẩu Trung Quốc, để xuất khẩu nông, lâm và thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đảm bảo mục tiêu, kế hoạch, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu các đơn vị của Bộ NNPTNT liên tục cập nhật thông tin từ phía Trung Quốc để đáp ứng các yêu cầu của phía bạn, tiếp nối đà tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa 2 bên.

Theo yêu cầu của Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, các đơn vị phải xuống tận cơ sở, hướng dẫn trực tiếp các doanh nghiệp, các hộ sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan và chính quyền địa phương cũng cần tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, đảm bảo vấn đề chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng hóa.

Trong giai đoạn hiện nay, Trung Quốc đang giảm dần hình thức nhập khẩu tiểu ngạch, do đó, các doanh nghiệp cần hoàn thiện các quy trình chế biến sâu, nâng cao giá trị hàng hóa để xuất khẩu chính ngạch, tuân thủ các yêu cầu từ phía doanh nghiệp nhập khẩu Trung Quốc.

Ông Trần Quốc Toản - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), cũng cho biết, Cục Xuất Nhập khẩu, sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Trung Quốc để có những thông tin sớm nhất về các chính sách xuất nhập khẩu nông sản.

"Chúng tôi sẽ cập nhật liên tục các thông tin về cửa khẩu, biên giới để kịp thời phản ánh, giúp Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan xử lý sớm các vấn đề phát sinh. Từ đó, Bộ NNPTNT có thể điều chỉnh thời vụ, cũng như cách thức bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản trong điều kiện dịch bệnh" - ông Trần Quốc Toản nói.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề nghị Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính, giảm thiểu tối đa các quy trình kiểm dịch thực vật trong phạm vi cho phép.

Được biết, hiện nay có 9 loại nông sản chính của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, gồm: Thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm và măng cụt. Bộ NNPTNT đã chuẩn bị hồ sơ cho thêm 8 loại nông sản nữa để xuất khẩu chính ngạch, chỉ chờ dịch COVID-19 được kiểm soát để ký Nghị định thư với Trung Quốc.

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 căng thẳng, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua thị trường Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2021 vẫn tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 8,67 tỉ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 6,17 tỉ USD, tăng 35,8%.

Vũ Long
TIN LIÊN QUAN

Xuất khẩu hàng hóa, nông sản sang Maroc có nhiều tiềm năng

Vũ Long |

Bộ Công Thương đánh giá Maroc là thị trường xuất khẩu tiềm năng, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản.

Gỡ khó cho xuất khẩu gạo: Mở cả 2 "nút thắt" là vốn và logistics

Vũ Long |

Xuất khẩu gạo đang khó trăm bề do nhiều ách tắc. Nhiều doanh nghiệp cho biết không thể tiếp tục mua vào vì hết kho dự trữ và thiếu vốn.

Chi phí vận tải quá cao "bóp nghẹt" xuất khẩu nông sản

Vũ Long |

Cước phí vận tải tàu biển tăng cao đang, "phụ phí" để có được container rỗng đang là “nút thắt” lớn gây khó khăn cho xuất khẩu nông sản.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.

Cựu lãnh đạo SCB khai mẹ và dì cũng là bị hại của mình

Tâm Tú |

TPHCM - Cựu Tổng Giám đốc Ngân hàng SCB - Trương Khánh Hoàng cho biết, bản thân ân hận, xót xa vì có nhiều bị hại trong vụ án, trong đó có mẹ và dì của bị cáo.