Cục Sở hữu trí tuệ: Không thể bảo hộ quyền dấu hiệu ST25 cho sản phẩm gạo

Cường Ngô - Minh Ánh |

Thời gian gần đây, có nhiều thông tin phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc thương hiệu gạo “ST25” được các doanh nghiệp của Hoa Kỳ nộp đơn đăng ký tại Hoa Kỳ (và cả Việt Nam) dẫn đến nguy cơ mất thương hiệu và doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu được loại gạo này vào thị trường Hoa Kỳ. Để hiểu đúng về bản chất, chiều 23.4, Cục Sở hữu trí tuệ đã có những thông tin ban đầu liên quan vấn đề này.

ST25 là tên của loại gạo, không được đăng ký làm nhãn hiệu

Về việc bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm gạo nói chung và gạo ST25 nói riêng, Cục Sở hữu trí tuệ cho biết, gạo là sản phẩm chế biến từ sản phẩm sau thu hoạch (thóc) từ cây lúa.

Trong trường hợp Công ty Hồ Quang Trí bán giống lúa ST25 cho nông dân trồng thì sau khi thu hoạch lúa, xay xát ra gạo thương phẩm đều phải sử dụng tên là “gạo ST25”.

Các doanh nghiệp thu mua thóc là sản phẩm thu hoạch từ lúa được gieo trồng từ hạt lúa giống ST25 để xay xát và sau đó bán gạo ra thị trường thì cũng đều phải gọi đó là gạo ST25. Điều đó có nghĩa là ST25 là tên của loại gạo, là sản phẩm chế biến từ thóc thu hoạch được từ giống lúa ST25.9

Vì lý do là tên gọi chung của một loại sản phẩm nên bất kỳ ai kinh doanh sản phẩm (gạo) này cũng đều phải sử dụng đúng tên gọi đó nên Điểm b, Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định tên gọi thông thường của hàng hóa bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt và không được đăng ký làm nhãn hiệu.

Điều đó có nghĩa là trong trường hợp cụ thể này, bất kỳ ai, kể cả doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí cũng không thể được bảo hộ độc quyền dấu hiệu ST25 cho sản phẩm gạo.

Ông Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của loại gạo ST25 ngon nhất thế giới cho biết, vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài rất phức tạp. Ảnh: Nhật Hồ
Ông Hồ Quang Cua, “cha đẻ” của loại gạo ST25 ngon nhất thế giới cho biết, vấn đề đăng ký bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài rất phức tạp. Ảnh: Nhật Hồ

Vậy trong trường hợp nhiều doanh nghiệp cùng đưa ra thị trường sản phẩm gạo ST25 thì đâu là dấu hiệu phân biệt để người tiêu dùng nhận biết được nguồn gốc thương mại của sản phẩm gạo mà mình mua? Câu trả lời - theo Cục Sở hữu trí tuệ "là các doanh nghiệp phải đưa sản phẩm gạo ST25 ra thị trường dưới nhãn hiệu của riêng mình".

Đó là lý do chúng ta có thể mua được gạo ST25 mang nhãn hiệu “Bảo Minh”, hoặc gạo ST25 của các doanh nghiệp khác với các nhãn hiệu khác nhau.

Dấu hiệu ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào

Về vấn đề bảo hộ nhãn hiệu gạo ST25 tại thị trường nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, theo quy định của pháp luật các nước, trong đó có Hoa Kỳ, tên gọi chung của sản phẩm, dịch vụ sẽ không được bảo hộ làm nhãn hiệu.

Đối với Hoa Kỳ, theo Hướng dẫn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu của Cơ quan sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO), thẩm định viên sẽ từ chối đơn đăng ký nhãn hiệu đối với tên giống cây trồng.

Điều này có thể thấy rõ trong thông báo dự định từ chối ngày 20.11.2020 của USPTO đối với nhãn hiệu “VIETNAM'S ST25 RICE, DAC SAN SOC TRANG” theo đơn đăng ký số 90151727 nộp ngày 1.9.2020 của Công ty Transword Foods, Inc.

Theo đó, ST25 là tên gọi chung của một loại giống cây trồng (lúa), và không thể được đăng ký dưới danh nghĩa một nhãn hiệu theo quy định tại mục 1202.12 của Quy chế thẩm định nhãn hiệu.

Tóm lại, dấu hiệu ST25 không thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng như Hoa Kỳ cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Nếu trên một nhãn hiệu nào đó được cấp văn bằng bảo hộ có xuất hiện dấu hiệu ST25 cùng với các dấu hiệu khác tạo thành một tổng thể thì dấu hiệu ST25 sẽ bị loại trừ khỏi phạm vi bảo hộ.

Trong trường hợp vì lý do nào đó, dấu hiệu ST25 được đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho sản phẩm gạo thì các tổ chức, cá nhân liên quan đều có thể phản đối đơn đăng ký này trên cơ sở dấu hiệu “ST25” là tên giống cây trồng và tên này không thể thuộc độc quyền của tổ chức, cá nhân nào.

Cường Ngô - Minh Ánh
TIN LIÊN QUAN

Ông Hồ Quang Cua có thể đòi lại thương hiệu gạo ST25 tại Mỹ

Vũ Long (thực hiện) |

Một số doanh nhân tin tưởng "cha đẻ" gạo ST25 có thể đòi lại được thương hiệu dù bị 4 doanh nghiệp đăng ký sở hữu trí tuệ tại Mỹ.

Thương hiệu gạo ST25 chưa mất, doanh nghiệp cần khẩn trương chứng minh

Cường Ngô - Kim Khánh |

Theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, hiện thương hiệu gạo ST25 chưa bị mất, vì thế doanh nghiệp cần nhanh chóng chứng minh mình là sở hữu của thương hiệu đó để được bảo hộ.

Điều gì xảy ra với gạo ST25 khi bị 4 doanh nghiệp ngoại đăng ký sở hữu trí tuệ tại Mỹ?

Cường Ngô (ghi) |

Gạo ST24 và ST25 đã bị 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bản quyền trước. Như vậy, khi Việt Nam xuất khẩu 2 loại gạo này sang Mỹ sẽ phải thông qua doanh nghiệp chủ sở hữu thương hiệu ST24, ST25 ở Mỹ. Nếu không thông qua, doanh nghiệp Việt sẽ vi phạm về sở hữu trí tuệ. Để hiểu rõ hơn câu chuyện này, chúng tôi có trao đổi với ông Hoàng Minh Chiến - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương.

Danh tính nạn nhân trong cabin xe tải dưới cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Cơ quan Công an đã xác định được danh tính nạn nhân được phát hiện trong cabin xe tải gần khu vực cầu Phong Châu bị sập.

Thông báo Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

. |

Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII họp từ ngày 18.9 đến ngày 20.9.2024 tại Thủ đô Hà Nội.

CLB Thanh Hóa đánh bại Công an Hà Nội tại vòng 2 V.League

HOÀNG HUÊ - MINH DÂN |

Câu lạc bộ Thanh Hóa giành chiến thắng 1-0 trước đội Công an Hà Nội ở vòng 2, qua đó giành 3 điểm đầu tiên ở LPBank V.League 2024-2025.

Quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng

Kiều Vũ - Hải Nguyễn |

Hà Nội - Ngày 20.9, diễn ra Hội đàm giữa Tổng LĐLĐVN và Tổng Công hội Trung Quốc (ACFTU).

Thông xe cao tốc Nội Bài - Lào Cai sau 8 ngày sạt lở

Đinh Đại |

Sự cố về sạt lở đã khiến nút giao cao tốc Nội Bài – Lào Cai (IC18) không thể hoạt động và mất nhiều ngày để khắc phục.